Nếu như trước tết, giá cả và nguồn cung hàng hóa tương đối ổn định thì ngay sau tết, giá nhiều loại hàng hóa tại tăng khá cao. Tuy nhiên, theo dự báo, thị trường giá cả sẽ sớm ổn định trở lại do nguồn cung dồi dào...

Sau Tết Canh Dần, tại hầu khắp các chợ lớn, nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội, giá các loại thực phẩm lại leo thang do sức mua tăng cao. Tuy nhiên, mấy ngày gần đây giá thực phẩm, gia cầm, hải sản... có phần hạ nhiệt hơn do các chợ đã hoạt động bình thường trở lại, người dân ngoại tỉnh đã nườm nượp mang hàng vào bán.

"Giá thịt lợn, thịt bò tăng mạnh là do nguồn cung sau Tết giảm. Hiện nay, tại Hà Nội, mới chỉ có khoảng 30% các lò mổ hoạt động nên nguồn hàng cung ứng cho thị trường giảm khiến giá cả tăng. Tương tự, giá một số loại rau xanh tăng là do nguồn cung cấp giảm nhưng trong một vài ngày tới nguồn cung ứng tăng lên thì giá sẽ dịu lại", ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết.

Ông Phú nhận định: "Giá cả những ngày sau Tết tăng đã là quy luật chung của thị trường nhưng nhìn tổng quát thị trường Tết năm nay tương đối ổn định, giá cả không tăng đột biến và không có chuyện khan hiếm hàng hóa. Khi nguồn hàng cung ứng cho thị trường tăng mạnh trở lại trong khoảng 1 tuần nữa thì giá cả cũng sẽ dần hạ nhiệt và ổn định trở lại".

Bên cạnh đó, việc các địa phương tăng cường lượng hàng hóa dự trữ nhờ có quỹ bình ổn giá Tết cũng góp phần ổn định giá cả hàng hóa trên thị trường. Nhiều địa phương, doanh nghiệp được nhận quỹ bình ổn giá Tết khẳng định, sau Tết sẽ vẫn giữ giá bán hàng hóa ổn định như trước Tết. Bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng Giám đốc Công ty Nhất Nam khẳng định: “Hệ thống siêu thị Fivimart mở cửa lại từ mùng 6 Tết và cam kết sẽ giữ giá bán như trước Tết”. Chị Vân, một tiểu thương bán rau tại chợ Khương Trung (Thanh Xuân) cho hay: So với mấy ngày sau Tết thì giá rau xanh hôm nay đã giảm rất nhiều, có loại đã giảm đến 1/3 so với cách đây vài ngày. Điều này là do hai chợ đầu mối chính cung cấp rau xanh cho Hà Nội là Long Biên, Dịch Vọng Hậu đã hoạt động trở lại, nguồn hàng đổ về đây khá dồi dào. Chị Vân cũng cho biết thêm, do thời tiết năm nay khá thuận lợi cho rau xanh phát triển nên nguồn cung không khan hiếm như năm ngoái, cứ theo đà này thì giá rau xanh đã bình ổn trở lại.

Báo cáo nhanh của Bộ Công Thương về thị trường Tết cũng khẳng định: Thị trường Tết năm nay tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến, nguồn cung hàng hóa vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Đặc biệt, do công tác chuẩn bị tốt từ trước Tết, nhiều địa phương đã triển khai thực hiện việc bán hàng bình ổn thị trường và phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết, đặc biệt đối với các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Việc dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường nói chung ở các địa phương đã có hiệu ứng rất tích cực cho thị trường, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… Tại các thành phố lớn, xu hướng tiêu dùng của người dân đã có những thay đổi, lượng người tiêu dùng đến mua hàng tại các siêu thị, trung tâm thương mại ngày càng đông do tại đây giá bán ổn định, hàng hoá phong phú, chất lượng đảm bảo, đã góp phần giảm áp lực cho các chợ và tạo ổn định giá cả trên thị trường. Giá cả một số mặt hàng phục vụ Tết có tăng nhưng mức tăng không cao. Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục đảm bảo đủ nguồn hàng cung ứng cho nhân dân sau Tết để không xảy ra hiện tượng khan hàng, sốt giá.

                                                                                  Theo Báo ĐCSVN

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Công ty TNHH Sơn Thủy sản xuất bàn ghế xuất khẩu sang một số nước châu Âu.

Mường Chiềng phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Đời sống kinh tế - xã hội còn không ít khó khăn, trình độ dân trí của hội viên không đồng đều là những trăn trở của bà Xa Thị Thuỷ, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Mường Chiềng (Đà Bắc). Tập trung giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc nâng cao trình độ, năng lực cho hội viên, Hội PN xã đã động viên chị em trong phát triển kinh tế hộ gia đình, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm.

Thời điểm tăng giá các mặt hàng được tính toán kỹ

CPI đã tăng gần 1/2 chỉ tiêu kiềm chế lạm phát cả năm, chưa kể tới tác động từ việc xăng tăng thêm 590 đồng/lít, điện dự kiến thêm 6,8% kể từ ngày 1/3… Đại diện Cục Quản lý giá khẳng định, thời điểm tăng giá các mặt hàng đã được tính toán kỹ lưỡng.

Chấm dứt việc giảm giá điện cao điểm sáng

Giá điện cho sản xuất năm 2010 sẽ tăng 6,3% và sẽ bãi bỏ việc giảm giá điện cao điểm sáng cho doanh nghiệp 1 ca.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng 1,96%

Đó là công bố của Tổng cục Thống kê ngày 24.2. Với mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng nêu trên, mức tăng của hai tháng đầu năm 2010 đã tăng 3,35% so với tháng 12.2009 và tăng 8,46% so với cùng kỳ năm 2009.

Nỗ lực kiềm chế lạm phát

Từ tác động của việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, điện (từ ngày 1-3), các nhà quản lý và chuyên gia kinh tế lo ngại lạm phát năm 2010 có thể vượt mức trần 7%

Nuôi rắn hổ mang để làm giàu

(HBĐT) - Là một người hay đi đây đó nên anh Dương Quốc Trung ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc biết được nhiều nơi như Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… đã thành công trong việc nuôi rắn hổ mang để xuất khẩu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục