Trong quý 3/2010, dự kiến sẽ phát động chiến dịch bán hàng giảm giá để kích cầu du lịch.

Tin liên quan: Xúc tiến du lịch 10 năm vẫn ở vạch xuất phát / Sẽ tiếp tục giảm giá kích cầu du lịch nội địa / Hết vé máy bay, "vỡ" hàng loạt tour Tết 

Đây là một phần trong Dự thảo chương trình kích cầu du lịch năm 2010, vừa được Tổng cục Du lịch (Bộ VH-TT&DL) đề xuất, lấy ý kiến các bên liên quan.

Mô tả ảnh.
Khách Việt Nam bị cuốn hút bởi hàng hoá giá rẻ khi đi du lịch nước ngoài (ảnh H.Y)

Sẽ giảm 10-50% giá hàng cho khách du lịch

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) cho biết, từ thành công của các quốc gia láng giềng là Malaysia, Thái Lan trong việc tổ chức các chiến dịch giảm giá suốt 10 năm qua, Việt Nam cũng đang lên kế hoạch tổ chức chương trình này.

Do là lần đầu tiên nên chỉ phát động tại một số thành phố và trung tâm du lịch chính là Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.

Các địa phương khác, nếu có khả năng tổ chức, sẽ đăng ký với Tổng cục Du lịch. Thời gian dự kiến hai tháng, từ tháng 8-9 hoặc từ 9-10/2010.

Khách du lịch sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) khi mua hàng, được phát thẻ ưu đãi giảm giá hoặc vé mua sắm (shopping coupe) tại các siêu thị, cửa hàng, khách sạn, điểm du lịch. Chỉ cần xuất trình hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân, khách sẽ được nhận thẻ ưu đãi này. Mức giảm giá dự kiến từ 10-50% trong hai tháng khuyến mại.

Đối tượng giảm giá là các siêu thị, cửa hàng mua sắm, cửa hàng lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ. Các cơ quan tổ chức cũng sẽ lựa chọn tổ chức các phố mua sắm, phố nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ và phố ẩm thực tại 3 thành phố này hay triển khai các chương trình bốc thăm trúng thưởng cho khách.

Mô tả ảnh.
Nhiều công ty lữ hành lo lắng lượng hàng hoá nghèo nàn, ít ỏi sẽ làm du khách dễ ngán. (Ảnh minh hoạ: chudu24)

Bù lại, các đơn vị tham gia sẽ được quảng bá, giới thiệu miễn phí trên các trang web về du lịch, tại các hội chợ quốc tế.

Ngoài chiến dịch bán hàng giảm giá, trong Dự thảo chương trình kích cầu nội địa năm 2010, Tổng cục Du lịch cũng đề xuất tiếp tục đẩy mạnh du lịch nội địa với hàng loạt chính sách giảm giá khác, nhân nhiều sự kiện du lịch lớn năm 2010, điển hình là Hà Nội kỷ niệm 1.000 tuổi. Một chương trình khác cũng được đưa ra nhằm thu hút khách quốc tế, có tên "Việt Nam - Điểm đến của bạn".

Đừng quên khách nội

Tại cuộc họp lấy ý kiến các bên liên quan đến kế hoạch kích cầu du lịch mới này, do Tổng cục Du lịch tổ chức chiều 25/2, nhiều ý kiến vẫn băn khoăn về đối tượng mà ngành nhắm đến.

Ông Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch (Bộ VH-TT&DL), cho rằng, nếu không rõ đối tượng thì nội dung đi theo sẽ không chuẩn.

Minh họa thêm, Giám đốc công ty lữ hành Hanoi Tourist Lưu Đức Kế nói, kinh nghiệm từ chương trình Ấn tượng Việt Nam 2009 thấy rõ khi việc triển khai còn chậm trễ và lúng túng vì xác định nhầm đối tượng là thu hút khách quốc tế.

Năm 2010, nếu Tổng cục Du lịch tiếp tục xác định nhắm vào dòng khách "ngoại", trong khi du lịch nội địa là cứu cánh cho ngành trong năm 2009 và ra Tết đến nay, lượng khách "nội" đi trẩy hội rất đông đúc nên cần xem xét lại đối tượng cho trúng. 

Trước lo lắng này, ông Đỗ Xuân Hạ, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) trấn an, chương trình giảm giá bán hàng được đại diện Tổng cục Du lịch và cơ quan này bàn thảo kỹ từ trước Tết vừa nhằm kích cầu nhu cầu tiêu dùng trong nước, đồng thời tăng mức chi tiêu của khách quốc tế tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Thượng Hoàng Hải, Trưởng ban Tiếp thị Hành khách (Vietnam Airlines), đồng tình với ý kiến trên và nhận xét, trên thực tế mùa thấp điểm của hai đối tượng là có khác.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng Thư ký Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, cũng nhấn mạnh, không nhất thiết phải nhắm vào đối tượng khách nước ngoài. Bà khẳng định, chính khách nội địa mới quyết định sự thành công của chính sách kích cầu.  

Còn đại diện công ty du lịch Saigontourist lưu ý, trên thực tế, TP.HCM đã từng tổ chức thực hiện phát coupe mua sắm cho khách có thể sử dụng ngay, song, quan trọng không phải chỉ giảm giá mà nguồn hàng có đáp ứng được không, có đa dạng không và giá có ổn định trong mùa cao điểm không.

Về thời gian, hầu hết các ý kiến tại cuộc họp đều thống nhất nên triển khai chương trình trong tháng 8-9/2010.

                                                                                       Theo Vnn

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Công ty TNHH Sơn Thủy sản xuất bàn ghế xuất khẩu sang một số nước châu Âu.
Phụ nữ xóm Nà Mười, xã Mường Chiềng phát triển chăn nuôi để tăng thu nhập cho gia đình

Thời điểm tăng giá các mặt hàng được tính toán kỹ

CPI đã tăng gần 1/2 chỉ tiêu kiềm chế lạm phát cả năm, chưa kể tới tác động từ việc xăng tăng thêm 590 đồng/lít, điện dự kiến thêm 6,8% kể từ ngày 1/3… Đại diện Cục Quản lý giá khẳng định, thời điểm tăng giá các mặt hàng đã được tính toán kỹ lưỡng.

Chấm dứt việc giảm giá điện cao điểm sáng

Giá điện cho sản xuất năm 2010 sẽ tăng 6,3% và sẽ bãi bỏ việc giảm giá điện cao điểm sáng cho doanh nghiệp 1 ca.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng 1,96%

Đó là công bố của Tổng cục Thống kê ngày 24.2. Với mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng nêu trên, mức tăng của hai tháng đầu năm 2010 đã tăng 3,35% so với tháng 12.2009 và tăng 8,46% so với cùng kỳ năm 2009.

Nỗ lực kiềm chế lạm phát

Từ tác động của việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, điện (từ ngày 1-3), các nhà quản lý và chuyên gia kinh tế lo ngại lạm phát năm 2010 có thể vượt mức trần 7%

Nuôi rắn hổ mang để làm giàu

(HBĐT) - Là một người hay đi đây đó nên anh Dương Quốc Trung ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc biết được nhiều nơi như Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… đã thành công trong việc nuôi rắn hổ mang để xuất khẩu.

Lập quỹ bình ổn thị trường lúa gạo: Hiệp hội Lương thực “cò kè” với Bộ Tài chính

Trong đề án để trình Chính phủ phê duyệt về việc lập quỹ bình ổn thị trường lúa gạo khoảng 1.000 tỉ đồng/năm, Bộ Tài chính đề xuất giải pháp là thu 30% lợi nhuận trước của gạo, đồng nghĩa với việc "lược" bớt lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục