Công ty TNHH Sơn Thủy sản xuất bàn ghế xuất khẩu sang một số nước châu Âu.

Công ty TNHH Sơn Thủy sản xuất bàn ghế xuất khẩu sang một số nước châu Âu.

(HBĐT) - Năm 2009, mặc dù tỉnh đã có những điều chỉnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KT-XH, ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng khá và tăng được nguồn lực đầu tư, tuy nhiên, công tác xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của tỉnh vẫn thấp hơn so với năm 2008.

 

Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 37,8 triệu USD, bằng 80% so với thực hiện năm 2008, vượt 5% so với kế hoạch điều chỉnh HĐND tỉnh giao.Trong đó, xuất khẩu hàng hoá ước đạt 22,2 triệu USD bằng 74% so với cùng kỳ, đạt 92,3% kế hoạch năm.  Xuất khẩu dịch vụ ước đạt 15,6 triệu USD bằng 89% so với cùng kỳ. Trên địa bàn tỉnh hiện có một số doanh nghiệp đang tham gia sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu trọng điểm như hàng điện tử, thấu kinh quang học và linh kiện, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan, hàng dệt may, hàng rau quả...

 

Theo đánh giá của Sở Công thương, nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm kim ngạch là bởi thị trường xuất bị thu hẹp do ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính thế giới; đơn giá xuất khẩu hầu hết mặt hàng đều giảm mạnh, trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa nhiều, chưa có những mặt hàng mang tính cạnh tranh cao, thị trường xuất khẩu ít.

Tỉnh ta hiện có nhiều tiềm năng để thúc đẩy sản xuất hàng hóa xuất khẩu, trong đó, một số khu, cụm công nghiệp đã thu hút không ít các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu như Cụm Công nghiệp bờ trái sông Đà (thành phố Hòa Bình) có 3 doanh nghiệp sản xuất các loại linh kiện điện tử, thấu kinh quang học; Khu công nghiệp Lương Sơn thu hút một số doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc; cụm công nghiệp Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn có Cty TNHH Sơn Thủy chế biến gỗ xuất khẩu... Đặc biệt, với lợi thế về đất đai, sức lao động, tỉnh ta có tiềm năng rất lớn trong việc sản xuất hàng hóa nông sản, mỹ nghệ... Tuy nhiên, việc khai thác những tiềm năng đó còn rất hạn chế.

Thực tế đặt ra là tỉnh cần đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh; chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô; nghiên cứu xuất khẩu sang thị trường châu Á,  châu Âu, Châu Mỹ và các thị trường khác.

Năm 2010, tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 18-20%/năm (Tập trung các mặt hàng chủ lực là: hàng dệt may, sản phẩm gỗ, linh kiện điện tử, chế biến thực phẩm…). Để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh cũng có những giải pháp, chính sách cơ bản và đưa ra nhóm giải pháp chung của cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp. Trong đó, tỉnh tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, lập quy hoạch vùng sản xuất hàng xuất khẩu, đổi mới công tác xúc tiến thương mại và thông tin thị trường. Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động xác định chiến lược mặt hàng và thị trường xuất khẩu, thực hiện các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh, trong đó chú trọng đến một số mặt hàng trọng điểm như hàng điện tử, thấu kinh quang học và linh kiện, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan, hàng dệt may, hàng rau quả...

 

                                                                                  Đỗ Quyên

 

Các tin khác

Phụ nữ xóm Nà Mười, xã Mường Chiềng phát triển chăn nuôi để tăng thu nhập cho gia đình
Tiêu dùng trong dịp Tết đã đẩy CPI tăng mạnh.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nỗ lực kiềm chế lạm phát

Từ tác động của việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, điện (từ ngày 1-3), các nhà quản lý và chuyên gia kinh tế lo ngại lạm phát năm 2010 có thể vượt mức trần 7%

Nuôi rắn hổ mang để làm giàu

(HBĐT) - Là một người hay đi đây đó nên anh Dương Quốc Trung ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc biết được nhiều nơi như Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… đã thành công trong việc nuôi rắn hổ mang để xuất khẩu.

Lập quỹ bình ổn thị trường lúa gạo: Hiệp hội Lương thực “cò kè” với Bộ Tài chính

Trong đề án để trình Chính phủ phê duyệt về việc lập quỹ bình ổn thị trường lúa gạo khoảng 1.000 tỉ đồng/năm, Bộ Tài chính đề xuất giải pháp là thu 30% lợi nhuận trước của gạo, đồng nghĩa với việc "lược" bớt lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Xăng, điện, nước tăng giá: Gánh nặng cho người tiêu dùng

Trong khi người dân đang chờ hàng hóa trên thị trường giảm nhiệt sau Tết thì việc giá xăng tăng; giá điện, nước cũng chính thức tăng vào đầu tháng 3 khiến họ phải tính chuyện thắt lưng buộc bụng.

Mua ròng chờ “sóng”?

Từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng khoảng 1.600 tỉ đồng, bằng 48% của cả năm 2009, được cho là để đón “sóng” năm 2010

Ngân hàng đồng loạt tăng kịch trần giá USD

Trong khi các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng mạnh tỷ giá, thì trên thị trường tự do, giá USD có chiều hướng giảm nhẹ. Điều này giúp thu hẹp độ chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục