Các lao động tham dự buổi tư vấn việc làm do TT Giới thiệu việc làm Thanh niên tổ chức.

Các lao động tham dự buổi tư vấn việc làm do TT Giới thiệu việc làm Thanh niên tổ chức.

Hàng chục nghìn lao động phổ thông “Nam tiến” không có tiền về quê ăn Tết, và đến nay đã gần hết tháng Giêng nhưng hàng chục nghìn người khác đang không muốn trở lại các KCN, KCX đang làm. Miền Nam không còn là “miền đất hứa” với lao động phổ thông?

Xã Cam Thủy (huyện Lệ Thủy - Quảng Bình) có hơn 4.000 dân thì có tới gần 800 thanh niên vừa bước vào độ tuổi lao động hoặc cận độ tuổi này. Trong đó, có tới 50% số thanh niên vào Nam tìm việc làm công nhân phổ thông ở các KCN, KCX.

 
Anh Trần Như Lĩnh - Bí thư xã đoàn cho biết: “Trong số khoảng 400 thanh niên trong xã vào Nam lập nghiệp, số người về quê đón Tết chỉ chiếm chưa đến 50% vì nhiều người không có tiền mua vé tàu xe. Hầu hết họ đều không muốn trở lại, vì như họ phản ánh thì mức lương từ 1,5 đến 2 triệu/tháng chỉ đủ cho họ sống kiểu “ăn bữa mai lo bữa hôm” so với mức sống ở TPHCM và các tỉnh lân cận”.
 
Theo anh Lĩnh, lượng lao động ở lại sau tết là hàng trăm người, khiến áp lực việc làm trở nên rất lớn đối với xã nghèo này. Xã Quảng Minh (huyện Quảng Trạch - Quảng Bình) cũng đối mặt với tình trạng tương tự, khi gần một nửa trong số lao động đi Nam (chiếm 70% thanh niên trong xã) vẫn chưa xuất hành “Nam tiến” như mọi năm mà muốn ở lại kiếm việc ở quê như đi biển, phụ nề…
 
Đây là tình trạng phổ biến ở Quảng Bình, đặc biệt là ở các xã nông thôn, sau Tết Canh Dần. Mặc dù mới làm việc hai tuần sau Tết, song Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên (thuộc Tỉnh đoàn Quảng Bình) không may mắn được thong dong vui xuân, chúc tụng như một số cơ quan khác mà phải làm việc “hết công suất”.
 
Mỗi ngày, Trung tâm đón trên dưới 200 thanh niên đến xin tư vấn, giới thiệu việc làm. Phần lớn trong số này là lao động phổ thông, từ làm may mặc, giày da xuất khẩu ở các tỉnh, thành miền Nam.
 

Tương tự, từ sau Tết đến nay XN may xuất khẩu Hà Quảng (trụ sở tại KCN Tây Bắc TP Đồng Hới) đã tiếp nhận hàng trăm hồ sơ xin việc của lao động có tay nghề may, mặc dù nhu cầu tuyển dụng của XN chỉ hơn 80 người.
 
Cầm trên tay bộ hồ sơ xin việc, chị Nguyễn Thị Tâm (23 tuổi, ở xã Quảng Phú - Quảng Trạch) không giấu được sự lo lắng: “Em làm nghề may mặc ở Đồng Nai đã 5 năm nay, nhưng đây mới là lần thứ hai em về ăn Tết vì không có đủ tiền. Mức lương 1,2 triệu đồng/tháng không đủ sống, nên em tính ở nhà tìm việc gì đó làm dù sao còn được gần bố mẹ. Nhưng tìm việc ở Quảng Bình chắc cũng không dễ, đến Trung tâm thấy mọi người tìm việc đông quá, chẳng biết thế nào đây”.
 
Hầu hết các lao động mà chúng tôi tiếp xúc đều bộc bạch, năm 2009 do các DN gặp khó khăn nên chế độ lương thưởng không cải thiện. Với mặt bằng giá ngày càng cao, hầu hết lao động phổ thông ở các tỉnh, thành miền Nam đều gặp muôn vàn khó khăn, “của ăn” còn thiếu thốn, chưa nói “của để”. Chính vì vậy, nhiều lao động có đủ tiền về quê ăn Tết đã ở lại với hy vọng tìm được công việc ở quê nhà.
 
Mới đây, ngày 6/3, sàn giao dịch việc làm đã mở phiên giao dịch “khai xuân” với sự tham dự của 35 DN, trong đó phần lớn là các DN ở phía Nam. Nhu cầu tuyển của các DN này đa số là công nhân phổ thông, công nhân có tay nghề làm việc trong các ngành như may công nghiệp, giày da, lắp ráp điện tử, chế biến thủy sản… với mức lương từ 1,5 - 3 triệu đồng.
 
Tuy nhiên, kết thúc ngày giao dịch đầu tiên chỉ có 220 lao động được tuyển dù có hàng nghìn lao động đến sàn tìm kiếm cơ hội.
 
Thực trạng này đặt ra thách thức không nhỏ với ngành LĐ-TB&XH tỉnh nghèo này. Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH tỉnh, trong năm 2009 ngành đã tạo việc làm cho hơn 29.000 lao động, cho vay vốn giải quyết việc làm đạt 56,8 tỷ đồng.
 
Sở cũng đã có kế hoạch giải quyết việc làm, đào tạo nghề và cho vay vốn tạo việc làm cho trên 30.000 lao động trong năm 2010, nhưng con số này vẫn còn quá ít ỏi so với một tỉnh có gần 900.000 dân với dân số trẻ có khoảng 450.000 người trong độ tuổi lao động.
 
 
                                                                              Theo DanTri

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục