Cán bộ kiểm lâm địa bàn huyện Kim Bôi triển khai phương án QL&BVR, PCCCR tại xã Kim Tiến
(HBĐT) - Kim Bôi là huyện có phong trào trồng rừng kinh tế hiệu quả của tỉnh. Những năm gần đây toàn huyện đã trồng rừng mới từ 1.500- gần 2.000 ha. Lực lượng kiểm lâm đã làm tốt công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, hướng dẫn các chủ rừng thực hiện trồng rừng, khai thác gỗ và lâm sản theo đúng quy định của Nhà nước. Nhờ đó mật độ mật độ che phủ rừng của huyện vẫn duy trì ổn định khoảng 53% ( sau khi chia tác các xã, mật độ che phủ rừng đạt gần 70%).
Mặc dù không xa với thị trấn, nhưng Kim Tiến lại là một trong những xã có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất huyện. Tổng diện tích tự nhiên của xã gần 2.200 ha, thì diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm hơn nửa, bao gồm cả rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Xã là vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, giáp với Đồi Thung của huyện Lạc Sơn và giáp với xã Nuông Dăm và Cuối Hạ là những xã có rừng. Những năm gần đây, được sự tham mưu của các bộ kiểm lâm địa bàn, xã đã kiện toàn và củng cổ 8 tổ quản lý, bảo vệ rừng ở 8 thôn xóm, thành lập 1 tổ cơ động gồm 5 người, thường xuyên tuần tra, kiểm soát đánh giá tài nguyên rừng và hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, xây dựng các quy ước quản lý bảo vệ rừng, PCCCR tại xóm bản. Xã không còn lấy gỗ rừng làm nhà, việc phát dọn, đốt thực bì được thực hiện theo đúng hướng dân của lực lượng chức năng. Hoạt động khai thác lâm sản, rừng sản xuất đúng quy định pháp luật. Mùa khô năm 2008-2009 xã không để xảy ra cháy rừng, mật độ che phủ rừng của xã đạt trên 70%, ở mức cao của huyện. Nhờ giữ được rừng nên xã Kim Tiến khá chủ động về nguồn nước sản xuất và sinh hoạt.
Ông Bùi Văn Thạch, Chủ tịch UBND xã Kim Tiến cho rằng: Để giữ được rừng bền vững quan trọng là nâng cao mức sống cho người dân: Chính vì vậy xã đã tạo điều kiện hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển chăn nuôi và tiểu thủ công nghiệp, nhờ đó cuộc sống người dân được cải thiện, mức thu nhập bình quân đầu người đạt trên 6 triệu đồng. Không chỉ riêng Kim Tiến, tại nhiều xã trong huyện đã nhận thức được tầm quan trọng nâng cao mức sống là cơ sở để giữ rừng bền vững.
Đằng Long là một trong những xóm có nhiều rừng của xã Bắc Sơn. Xóm có trên 50 hộ gia đình xã đã phát triển mạnh trồng ngô, khoai lang xuất khẩu, trồng luồng đã xuất hiện nhưng mô hình thu nhập bình quân đạt 10 triệu đồng/khẩu/năm, nhiều gia đình thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng sau mỗi vụ sản xuất ngô, khoai lang, thu hoạch măng. Bí thư chi bộ xóm Đằng Long Lương Văn Sơn cho biết: Người dân không còn lên rừng đốt nương, săn bắn mà chuyên tâm phát triển kinh tế gia đình để nâng cao mức sống. Hiện nay xã Bắc Sơn là một trong những xã có nhiều hồi viên tham gia chăn nuôi động vật hoang dã được cơ quan Kiểm lâm cấp phép.
Thống kê năm 2008, diện tích rừng lâm nghiệp của huyện Kim Bôi là trên 47,6 vạn ha, chiếm trên 60% tổng diện tích tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên là 19.337 ha, đất rừng trồng là trên 6.000 ha, đất đồi núi là hơn 22.300 ha. Ồng Bùi Thanh Ríu, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kim Bôi cho biết: Huyện đã phát huy được vai trò của lực lượng chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai công tác quản lý và bảo vệ rừng, PCCCR hiệu quả. Huyện đã tổ chức rà soát 251 bản quy ước, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR. Nhận thức về tầm quan trọng của rừng và đất rừng của người dân có nhiều tiến bộ. Nhiều năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR của huyện Kim Bôi đã đi vào nề nếp và tạo được hiệu quả. Huyện không có điểm nóng về khai thác vận chuyển lâm sản trái phép, không để xảy ra cháy rừng.
Lê Chung
Hàng loạt chi phí đầu vào như điện, nước, xăng dầu, nguyên liệu tăng... đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (DN) càng thêm khó khăn. Trong bối cảnh đó, nhiều DN đã phải xoay xở tìm mọi cách để hạn chế thấp nhất những tác động của việc tăng giá này, nhất là ổn định giá bán để duy trì sức cạnh tranh trên thị trường.
Thị trường tiền tệ xuất hiện tình trạng khách hàng có vốn lớn ép ngân hàng (NH) với mức lãi suất huy động cao dù trần lãi suất huy động là 10,5%.
Giá bán lẻ xăng trong nước ngày 20-11-2009 cao hơn giá nhập khẩu là 6.080 VNĐ/lít (bằng 39,2% so với giá bán), cao hơn 7.080 VNĐ/lít vào ngày 21-2-2010 (bằng 41,67% giá bán). Đây là bất hợp lý trong quản lý kinh doanh xăng dầu
Mất cơ hội kinh doanh vào dịp lễ Tình nhân 14.2 vừa rồi do ngày này rơi đúng ngày mồng 1 tết, các trung tâm thương mại (TTTM), siêu thị, cửa hàng tại TPHCM đang kỳ vọng dịp 8.3 sẽ là cơ hội hoạt động kinh doanh nhộn nhịp trở lại.
(HBĐT) - Ngày 5/3, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lương Sơn đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2009 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2010.
Để cung ứng điện đảm bảo cho cả nước, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã lên kế hoạch đầu tư xây dựng nguồn điện và lưới điện truyền tải năm 2010.