Trồng hoa phát triển kinh tế mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều CCB

Trồng hoa phát triển kinh tế mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều CCB

(HBĐT) - Phát huy tinh thần “đồng chí, đồng đội giúp nhau trong lúc khó khăn”, những người cựu chiến binh huyện Kim Bôi đã làm tốt công tác vận động mọi nguồn lực, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

 

Ông Bùi Văn Tờn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi cho biết: Hội có 6.130 hội viên, sinh hoạt tại 213 chi hội và 40 cơ sở hội. Xác định công tác phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Ngay từ đầu năm, Hội đã xây dựng kế hoạch cụ thể, đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ cựu chiến binh nghèo từ 8% xuống còn 6%. Hội tập trung xây dựng nhiều mô hình điểm có thu nhập cao, điển hình hội viên làm kinh tế gia đình, kinh tế trang trại. Tại mỗi xã phải xây dựng được 3 mô hình điểm để cho các hội viên, chi hội của các xã khác tham quan, học hỏi. Năm 2009, toàn huyện đã xây dựng được trên 300 mô hình trang trại, mô hình hội viên làm kinh tế giỏi.

 

Tiêu biểu là mô hình nuôi lợn, nhím và chăm sóc, bảo vệ rừng mây của cựu chiến binh xã Bắc Sơn. Các gia đình CCB của xã nuôi được trên 300 con lợn và nhím. Hội đã lập CLB chăn nuôi nhằm chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật, khoa học tiến bộ trong cho nhân dân. Bên cạnh đó, Hội còn nhận chăm sóc trên 100 ha mây lấy tiền gây quỹ. Từ mô hình kinh tế trang trại, đời sống của  nhiều hội viên đã dần được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 7 triệu đồng/người/năm. Mô hình trồng nấm của cựu chiến binh Nguyễn Văn Dương, xóm Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa đã tạo việc làm cho 60 lao động là con em, vợ cựu chiến binh trong xã. Năm 2009, ông tự bỏ tiền để tập huấn cho 40 hội viên của xóm Bái Khoai về kỹ thuật trồng nấm, giúp cho mỗi hội viên có điều kiện mở trang trại ngay tại gia đình.

 

Nhằm nâng cao trình độ cho hội viên, Hội CCB huyện đã phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mở 6 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, thâm canh tăng vụ. Nhận ủy thác của Ngân hàng chính sách - xã hội và Ngân hàng nông nghiệp 28,7 tỷ đồng cho hội viên vay phát triển sản xuất. Đến nay, tất cả vốn vay đều được sử dụng đúng mục đích.

 

Ngoài ra, Hội đã chủ động phối hợp với Chương trình 134, ủng hộ trên 1,2 ngàn ngày công lao động và 30,6 triệu đồng xóa 9 nhà tạm cho hội viên và cựu quân nhân.

 

Với kết quả đạt được, Hội CCB huyện Kim Bôi 3 năm liền (2006 – 2008) được nhận Bằng khen của Trung ương Hội. Năm 2005, nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và năm 2009 nhận Bằng khen của UBND tỉnh.

 

 

 

                                                                               Nguyễn Hồng

Các tin khác

Trứng gia cầm, một trong những sản phẩm trong nhóm bình ổn giá của TPHCM
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hồ Vín Thượng bảo đảm tưới cho 200 ha lúa xã Hương Nhượng và Bình Cảng đang ở dưới mức nước chết

Mô hình quản lý cộng đồng ở Kỳ Sơn

(HBĐT) - Từ 4/2009, Dự án thúc đẩy cộng đồng quản lý tại Việt Nam (PCMM) được đưa vào triển khai ở tỉnh ta. Xã Mông Hoá (Kỳ Sơn) được chọn làm nơi thực hiện dự án. Mô hình cộng đồng quản lý được Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sỹ tài trợ.

Giá trị sản xuất công nghiệp quý I ước đạt trên 637 tỉ đồng

Theo báo cáo của Sở công thương trong giá trị sản xuất quý I ước đạt trên 637 tỉ đồng tăng 21,8% so với năm 2009, bằng 21,5% kế hoạch năm. Trong đó kinh tế nhà nước đạt 120,2 tỉ đồng bằng 100% so với cùng kỳ, thực hiện 20,2% kế hoạch năm; Kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 467 tỉ đồng tăng 34%, thực hiện 21,3% kế hoạch năm; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 50,3 tỉ đồng.

Mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam: Năng suất lao động sẽ quyết định thu nhập

Đã có sự thay đổi trong nhận thức và tư duy của những người hoạch định chính sách khi đề xuất mô hình tăng trưởng mới cho VN trong giai đoạn 10 năm tới (2011-2020).

Sức ép từ nhập siêu

GDP quý I/2010 tăng khả quan nhưng vẫn ở mức thấp. Chính phủ đã thấy rõ khó khăn trong duy trì ổn định cân đối vĩ mô và có những biện pháp bình ổn

Giá thép tăng như tên bắn

Hôm 2/4, giá thép bán lẻ trên thị trường Hà Nội đã lên tới 16 triệu đồng/tấn. Một tháng tăng hơn 3 triệu đồng/tấn, người tiêu dùng toát mồ hôi không hiểu điều gì đang xảy ra với thép?

Doanh nghiệp điêu đứng với lãi suất 'cắt cổ'

Nhiều doanh nghiệp đang lắc đầu trước các mức lãi suất cho vay quá cao mà ngân hàng đưa ra, khiến tín dụng của nhiều ngân hàng trong quý I gần như không tăng nổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục