Người dân có thu nhập dưới mức chịu thuế đã bị khấu trừ 10%, nay lại phải chầu chực “xin” hoàn thuếThông tư 62/2009/TT-BTC ban hành ngày 27-3-2009 của Bộ Tài chính quy định, cá nhân có thu nhập vãng lai nhận thu nhập trên 500.000 đồng/lần thì phải bị khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Cuối năm thực hiện quyết toán thuế để được hoàn. Việc quy định như trên ngày càng cho thấy nhiều bất cập, khiến cả đơn vị chi trả, người lao động và cơ quan thuế đều vất vả, nhất là thiệt thòi cho người lao động có thu nhập thấp.
Nghèo còn vướng eo
Một chuyên gia về thuế nêu ví dụ: cá nhân độc thân, có việc làm ổn định (có hợp đồng lao động, làm việc tại một nơi), nếu có thu nhập chịu thuế 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm) thì không phải đóng thuế TNCN. Cũng cá nhân đó, nếu không có việc làm ổn định, sẽ phải bị khấu trừ thuế TNCN cả năm là 4,8 triệu đồng (do mỗi lần nhận trên 500.000 đồng thì bị khấu trừ 10%) dẫn đến tình trạng sẽ phải xin hoàn thuế vào cuối năm...
Mặc dù Thông tư 62 có quy định việc cá nhân nếu có thu nhập sau khi trừ gia cảnh không đến mức phải nộp thuế (ví dụ cá nhân độc thân có thu nhập không đến 48 triệu đồng/năm) có thể làm cam kết để hằng tháng trả thu nhập, cơ quan chi trả không tạm khấu trừ 10% thế nhưng trên thực tế, hầu hết cơ quan chi trả vẫn khấu trừ thuế tương ứng 10% thu nhập của người lao động.
Nguyên nhân là cơ quan chi trả lo ngại người lao động khai thu nhập thấp hơn thực tế, sợ phải chịu trách nhiệm liên đới khi cơ quan thuế phát hiện, truy thu. Đối với cá nhân có thu nhập trên mức cam kết thì việc hoàn thuế vẫn phát sinh nhiều. Cụ thể: nếu cá nhân độc thân có thu nhập sau khi giảm trừ cho bản thân có thu nhập là 60 triệu đồng/năm (5 triệu đồng/tháng) sẽ bị đơn vị chi trả thu nhập khấu trừ 10% là 6 triệu đồng.
Doanh nghiệp làm thủ tục quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế TPHCM. Ảnh: HỒNG THÚY
Cuối năm, quyết toán lại theo biểu thuế lũy tiến từng phần thì số thuế phải nộp cả năm là 5 triệu đồng x 5% x 12 tháng = 3 triệu đồng. Do đó số thuế nộp thừa là 3 triệu đồng...
Thực tế hiện nay, một bộ phận khá lớn người lao động vãng lai có thu nhập rất thấp, chưa đến 4 triệu đồng/tháng, nghĩa là chưa đến mức phải chịu thuế TNCN nhưng vẫn bị tạm khấu trừ tiền thuế trong cả năm trời, cuối năm phải làm thủ tục tính toán, quyết toán, “xin” hoàn thuế và phải chờ sau ít nhất là 3 tuần (thời gian giải quyết là 15 ngày làm việc) thì mới lấy được tiền hoàn thuế mà lẽ ra, số tiền này đã được dùng để chi tiêu, lo cho người thân hằng tháng.
Xếp hàng chờ hoàn thuế
Không chỉ người dân khổ, cơ quan thuế cũng vất vả vì phải tốn nhiều nhân lực, thời gian để kiểm tra số liệu quyết toán và giải quyết hoàn thuế cho các cá nhân có thu nhập thấp; chạy đua theo thời hạn quy định 15 ngày. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2010, Cục Thuế TPHCM đã tiếp nhận trên 1.000 hồ sơ hoàn thuế TNCN, đa số trong đó là hồ sơ của người lao động có thu nhập vãng lai.
Hiện Cục thuế TPHCM đã tăng gấp đôi chuyên viên tiếp nhận hồ sơ và giải đáp thắc mắc cho người dân. Song, theo quy trình, thủ tục hoàn thuế, một hồ sơ hoàn thuế TNCN phải qua nhiều giai đoạn, nhiều phòng chức năng, tối thiểu phải có đủ 18 chữ ký mới được thông qua... đồng nghĩa với việc người dân sẽ còn phải xếp hàng chờ “dài cổ” để được hoàn thuế.
Theo các chuyên gia về tài chính, để giảm bớt rắc rối cho người lao động có thu nhập từ nhiều nơi, nên nâng mức khởi điểm khấu trừ 10% đối với thu nhập vãng lai lên mức 1 triệu đồng/lần thay vì 500.000 đồng/lần như hiện nay. Làm như vậy, vừa hạn chế được tình trạng khấu trừ thuế của người lao động có thu nhập thấp vừa để người lao động cân nhắc khi cam kết không khấu trừ và chịu trách nhiệm về kê khai của mình.
Theo Báo NLĐ
(HBĐT) - Sáng 12/4, tại Trung tâm Thương mại AP Plaza, Sở KH&ĐT đã tổ chức hội nghị giao ban công tác xây dựng cơ bản quý I-2010. Đồng chí Quách Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Tới dự có đại diện các sở, ngành, các huyện thành phố trong tỉnh.
(HBĐT) - Đến hết Quý I/2010, toàn tỉnh đã chuẩn bị được 3,6 triệu cây lâm nghiệp và cây ăn quả chất lượng tốt đảm bảo cho kế hoạch trồng rừng năm 2010.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Trạm BVTV thành phố Hoà Bình, đến ngày 31/3, toàn thành phố mới chỉ có 20 ha bị nhiễm bệnh lùn sọc đen tại 2 xã Yên Mông và Sủ Ngòi, đến ngày 8/4, diện tích đã tăng lên 49,9 ha tại 5 xã là Sủ Ngòi, Yên Mông, Dân Chủ, Trung Minh, Hoà Bình, trong đó, 34,24 ha nhiễm tỷ lệ 5 – 10 % và 0,06 ha nhiễm tỷ lệ nhiễm trên 10%.
Trên cơ sở các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Chính phủ giao, ngay từ đầu năm 2010, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã xây dựng và triển khai kế hoạch đến từng đơn vị thành viên.
Festival trái cây lần đầu tiên được chuẩn bị khá chu đáo, với nhiều kỳ vọng. Thế nhưng theo nhiều người, chỉ cần khắc phục được thực trạng “thua ngay trên sân nhà” của trái cây VN là festival đã hoàn thành sứ mạng.
Nhiều nhà máy phải cử nhân viên đi các nơi lùng sục tìm mua nguyên liệuTình trạng thiếu nguồn tôm nguyên liệu đang diễn ra khá phổ biến tại các nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau. Trong khi đó, các doanh nghiệp chế biến cá tra ở Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp cũng đang đối mặt với bài toán thiếu nguyên liệu.