Nông dân huyện Cao Phong luôn chủ động về KHKT trong trồng, chăm sóc cây cam.

Nông dân huyện Cao Phong luôn chủ động về KHKT trong trồng, chăm sóc cây cam.

(HBĐT) - Trong 2 năm qua, các ngành chức năng đã chỉ đạo khá quyết liệt công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Theo đó đã có 4 trong số 7 doanh nghiệp đã thực hiện sắp xếp, chuyển đổi đang có chiều hướng phát triển tích cực. Dù vậy, những doanh nghiệp còn lại nằm trong diện chuyển sang cổ phần hoá (CPH) đã đưa ra nhiều khó khăn  làm chậm tiến độ đề ra.

 

Chủ động bắt nhập với cơ chế thị trường

 

Đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008. Trên cơ sở đó, tỉnh ta đã có phương án chuyển đổi với 7 doanh nghiệp trên địa bàn. Đến nay, 3 trong số 7 doanh nghiệp đã thực hiện chuyển đổi thành công sang công ty cổ phần, bao gồm: Công ty Sách và thiết bị trường học Hoà Bình; Công ty Dịch vụ môi trường công trình đô thị; Công ty CP kinh doanh nước sạch Hoà Bình. Riêng Công ty Xổ số kiến thiết Hoà Bình đã thực hiện chuyển đổi sang Công ty TNHH Một thành viên. Từ khi thực hiện chuyển đổi đến nay, dù thời gian không nhiều, nhưng các công ty đã tạo được sự phát triển mới mẻ trong hoạt động. Công ty CP Môi trường đô thị là một trong những doanh nghiệp triển khai chuyển đổi sang cổ phần tích cực. Từ tháng 9- 2009, doanh nghiệp đã hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty cũng như hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh với số vốn điều lệ lên gần 8 tỷ đồng. Công ty đã đầu tư hàng tỷ đồng và trang thiết bị phục vụ cho thực hiện sản xuất, kinh doanh. Điều dễ nhận thấy ở Công ty CP Môi trường đô thị Hòa Bình là đã có sự đổi mới khá mạnh mẽ trong hoạt động, triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ đô thị hiện đại, đã cải thiện đáng kể cảnh quan của thành phố Hòa Bình như: hệ thống đèn chiếu sáng, công tác chăm sóc cây xanh, hệ thống thoát nước, các hoạt động thu gom và vận chuyển rác thải...

 

Công ty CP kinh doanh nước sạch Hoà Bình từ khi hoạt động trên danh nghĩa Công ty cổ phần cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công ty đã thực hiện nhiều dự án cấp thoát nước lớn trên địa bàn thành phố. Trong 3 tháng cuối năm 2009, sản lượng và doanh thu cũng như thu nhập của người lao động của Công ty đã tăng từ 5 – 10%. Theo ông Ngô Xuân Điển, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hoà Bình, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng về cơ bản, ý thức, trách nhiệm, thái độ của người lao động đã được thay đổi, nâng cao hơn so với trước đây.

 

Theo đánh giá của Ban Đổi mới và sắp xếp DNNN, các DNNN đã chuyển đổi có xu hướng thay đổi về chất, hoạt động xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhìn chung có chiều hướng phát triển mạnh; người lao động đã dần ổn định tư tưởng và yêu tâm công tác, việc làm cũng như thu nhập của người lao động cao hơn.

 

Nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp sau cổ phần

 

Chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang CPH là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, tỉnh ta hiện còn 3 doanh nghiệp nằm trong lộ trình chuyển đổi vẫn còn gặp nhiều vướng mắc. Bao gồm: Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình; Công ty sản xuất chế biến dịch vụ Cửu Long và Công ty rau quả nông sản Cao Phong. Đến nay, Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình chưa triển khai được xác định giá trị doanh nghiệp. Mặc dù từ tháng 10/ 2008, Ban chỉ đạo CPH tỉnh ta đã có Quyết định chỉ định đơn vị tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp cho Công ty là Công ty TNHH Kiểm toán Việt (VIETCPA).

 

Còn việc thực hiện chuyển đổi của Công ty sản xuất chế biến dịch vụ Cửu Long, từ tháng 11/ 2009, Công ty đã được UBND tỉnh phê duyệt giá trị doanh nghiệp với vốn Nhà nước trên 4,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay Công ty vẫn chưa triển khai các bước tiếp theo thực hiện CPH.

 

Tương tự, Công ty Rau quả nông sản Cao Phong từ cuối năm 2008 có văn bản báo cáo khó khăn vướng mắc, song, cho đến nay chưa có văn bản nào báo cáo tiến độ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp. Dẫn đến việc triển khai CPH của doanh nghiệp gặp khó khăn.  Hiện nay,  hầu hết đều đưa ra những khó khăn liên quan chủ yếu về tài chính và đất đai, đồng thời, đề nghị UBND tỉnh xem xét điều chỉnh sắp xếp từ CPH sang thành Công ty TNHH Một thành viên 100% vốn Nhà nước.

 

Mục tiêu cuối cùng và cốt lõi của chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là nâng cao hiệu quả, tạo được sự phát triển bền vững trong hoạt  hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đóng góp tích cực nguồn thu cho ngân sách và chăm lo tốt hơn đời sống người lao động. Chính vì vậy các doanh nghiệp trên xin chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên sẽ không có sự thay đổi về chất, nói cách khác, nếu vẫn duy trì cách làm ăn theo kiểu “phát canh thu tô” của một số doanh nghiệp từ lâu đã gây không ít trở ngại cho sự phát triển và thể hiện rõ sự tụt hậu. Do vậy, việc thực hiện chủ trương chuyển đổi DNNN nếu không quyết liệt, không khéo lại chỉ đem lại “bình mới, rượu cũ”.

 

                                                                                      Hồng Trung

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục