Nghề sản xuất chổi chít là lợi thế để huyện Kỳ Sơn đẩy mạnh công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động địa phương

Nghề sản xuất chổi chít là lợi thế để huyện Kỳ Sơn đẩy mạnh công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động địa phương

(HBĐT) - Điều tra nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn; khảo sát nhu cầu học nghề và tìm kiếm việc làm của lao động nông thôn; định hướng các địa phương phát triển ngành nghề phụ phù hợp để giải quyết việc làm tại chỗ… Những biện pháp trên đang được các cấp, các ngành huyện Kỳ Sơn nỗ lực triển khai nhằm tập trung giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, từ đó tạo nền tảng bền vững cho công cuộc xoá đói, giảm nghèo (XĐGN).

 

Bà Nguyễn Thị Xuyên, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Sơn cho biết: Điểm mấu chốt trong công cuộc XĐGN là khơi dậy ý thức tự vươn lên của người dân, nâng cao năng lực cho người dân để họ bước qua đói nghèo bằng chính đôi chân của họ. Theo đó, giải quyết việc làm là định hướng quan trọng, thiết yếu để chương trình XĐGN đạt được tính bền vững. Đối với huyện Kỳ Sơn, nỗ lực XĐGN tập trung mạnh vào vấn đề giải quyết việc làm cho lao động địa phương, chú trọng công tác dạy nghề và hướng nghiệp cho người lao động. Mục tiêu là khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nông thôn, coi đây là chiếc chìa khoá để thực hiện thành công chương trình XĐGN của huyện.

 

Vài năm trở lại đây, huyện Kỳ Sơn được biết đến là địa phương phát triển khá mạnh tiểu thủ công nghiệp với những ngành nghề truyền thống như sản xuất vật liệu xây dựng, chổi chít, chế biến nông lâm sản, thêu ren, may mặc… Sự phát triển này tạo nhiều thuận lợi để các cấp, các ngành huyện Kỳ Sơn tiếp tục đẩy mạnh công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Ngay trong những tháng đầu năm 2010, phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Sơn đã tích cực phối hợp với các xã, thị trấn thực hiện việc rà soát tình hình sử dụng lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, xí nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn huyện. Qua đó xây dựng kế hoạch mở 6 lớp dạy nghề ngắn hạn cho khoảng 180 lao động nông thôn, dự kiến trong năm sẽ mở 10 – 15 lớp, tập trung vào các nghề phổ thông đang thiếu lao động như chổi chít, may công nghiệp, sửa chữa máy nông nghiệp... Bên cạnh việc mở lớp dạy nghề tại chỗ, phòng sẽ tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp và công ty tư vấn giới thiệu cho lao động địa phương đi học nghề dài hạn để tìm kiếm những cơ hội việc làm tốt hơn. Đồng thời, căn cứ vào tình hình thực tế, tham mưu cho UBND huyện tiến hành khảo sát, xây dựng Đề án thành lập trung tâm dạy nghề của huyện. Đối với các địa bàn có tỷ lệ lao động thất nghiệp cao và điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn như xã Độc Lập, xã Yên Quang và một số xã lân cận, huyện chủ trương khuyến khích phát triển ngành nghề phụ như chổi chít, mây giang đan để tạo việc làm tại chỗ và tăng thu nhập cho người dân, dần tạo tiền đề cần thiết cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Được biết năm nay, mục tiêu của huyện Kỳ Sơn là tạo việc làm mới cho khoảng 1.300 lao động (kể cả lao động xuất khẩu) và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 6,82%.    

 

Song song với nỗ lực giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, điều đáng ghi nhận là huyện Kỳ Sơn đang tiếp tục thành công trong việc xã hội hoá công tác XĐGN, huy động thêm nhiều nguồn lực để các chính sách hỗ trợ của Nhà nước thực sự đi sâu vào cuộc sống, tác động trực tiếp và hữu hiệu đến từng người nghèo và hộ nghèo. Công tác XĐGN được địa phương triển khai sâu rộng, kết hợp với nhiều chương trình hỗ trợ khác như Chương trình 134, Chương trình 135, dạy nghề cho lao động nông thôn, khuyến nông khuyến lâm, hỗ trợ lãi suất ngân hàng… Do đó đã huy động được sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người dân. Các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên đã thiết thực triển khai nhiều chương trình phối hợp phong phú như phong trào Phụ nữ giúp đỡ nhau phát triển kinh tế gia đình, phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, phong trào Thanh niên lập thân lập nghiệp…  

 

 

                                                                                       Phan Anh

 

Các tin khác

Mấy năm nay nhiều hộ kinh doanh có thêm nguồn vay vốn trả góp ở Quỹ tín dụng Phường Chăm Mát thành phố Hoà Bình
Nhu cầu thép toàn cầu đang tăng với tốc độ nhanh hơn và sớm hơn dự kiến.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tìm giải pháp vượt qua thách thức của khủng hoảng kinh tế

Ngày 21-4, tại Vĩnh Phúc, Ủy ban Kinh tế của QH, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Chương trình phát triển LHQ (UNDP) tại Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo "Vượt qua thách thức khủng hoảng: Kinh tế Việt Nam 2009 và Triển vọng 2010".

Giá vật liệu xây dựng tiếp tục tăng cao

(HBĐT) - Thực tế cho thấy, từ khi giá điện tăng (ngày 1 - 3), không chỉ các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng hàng ngày tăng theo, ngay cả những loại hàng hoá thuộc diện bình ổn giá cũng được dịp “tát nước theo mưa”.

Kim Bôi: Hỗ trợ trên 715 triệu đồng khắc phục chống hạn

(HBĐT) - Do thời tiết nắng hạn kéo dài nên vụ chiêm xuân 2010, huyện Kim Bôi có 128 ha diện tích đất bị hạn không cấy được phải chuyển sang trồng mầu, 1.095 ha lúa bị hạn sau cấy.

Luẩn quẩn quản giá thuốc

Bộ Y tế kiến nghị giao việc quản lý giá thuốc cho cơ quan quản lý chuyên ngành kinh tế - tài chính. Ngày 20-4, tại TPHCM, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức buổi họp báo cáo thực trạng giá thuốc tại VN. Đây là vấn đề người dân rất bức xúc nên cuộc họp có sự tham dự của rất nhiều lãnh đạo ngành y tế TPHCM, Bình Dương, Long An; các công ty dược, bệnh viện...

Nhiều ngành thiệt nặng

Bị ảnh hưởng bởi bụi từ núi lửa ở Iceland, ngành hàng không thiệt hại hàng triệu USD. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng điêu đứng vì hàng hóa bị ách tắc

ACB nhận giải ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam

Ngày 20/4, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) cho biết tạp chí The Asian Banker đã chính thức công bố ACB được bình chọn cho giải thưởng “Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam 2010.”

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục