Ngày 22-4, Khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) TPHCM (giai đoạn 1) đã được khánh thành với sự tham dự của Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Trung Tín…
Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải xem các cây được nuôi cấy mô tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM. Ảnh: ĐỨC TRÍ |
Hiện nay, 9 dự án phù hợp tiêu chí về công nghệ cao đã được ban quản lý ký hợp đồng với diện tích sử dụng là 44,65ha (chiếm gần 80% diện tích cho thuê). Trong đó 5 nhà đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận và 4 trong số này đã và đang triển khai: Công ty cổ phần và đầu tư Nhiệt Đới, Công ty TNHH nông nghiệp Chánh Phong, Công ty TNHH rau sạch Việt Thụy Phát, Công ty TNHH-TM Việt Quốc Thịnh… Vốn đầu tư 9 dự án này là 292 tỷ đồng (bình quân 6,54 tỷ đồng/ha).
Khu NNCNC có diện tích 88,17ha, tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, có tổng mức đầu tư là 152,6 tỷ đồng. Mục tiêu là tạo ra mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến, làm cơ sở cho việc hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Điều này sẽ tác động tích cực vào việc chuyển đổi nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp có ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao. Từ đó, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng chất xám cao, ứng dụng vào sản xuất, nhằm phát triển nền nông nghiệp hiệu quả và bền vững.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trung Tín nhấn mạnh, từ nay ngành nông nghiệp TP có thêm mô hình mới phù hợp với xu thế phát triển chung, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là cầu nối đưa nghị quyết trung ương về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đi vào cuộc sống.
Theo SGGP
(HBĐT) - Năm 2003, Quỹ tín dụng nhân dân phường Chăm mát, thành phố Hoà Bình phối hợp với Hội người cao tuổi phường vận động con cháu trong hội người cao tuồi gửi tiền phụng dưỡng cha mẹ. Mục đích của quỹ nhằm giúp các cụ quản lý tiền do con cháu biếu bố mẹ trong các dịp lễ tết. Khi ốm đau hay gia đình có việc thì các cụ sử dụng tiền đó. Tiền gửi vào Quỹ vừa an toàn vừa có lãi với hình thức gửi góp.
Hiệp hội Thép Thế giới (WSA) ngày 20/4 nhận định nhu cầu thép toàn cầu đang tăng với tốc độ nhanh hơn và sớm hơn dự kiến, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc, và dự báo sẽ trở lại mức trước khủng hoảng ngay trong năm nay.
Lạng Sơn được coi là “điểm nóng” mà từ lâu, hàng nhập nhiều dạng của Trung Quốc áp đảo. Nhìn thực tế thị trường, biết mạng lưới hàng Việt rất mỏng, người tiêu dùng quen xài hàng Tàu và doanh nghiệp Việt chưa sẵn sàng bám trụ nơi này… Trong 4 ngày, từ 22 đến 25-4, 30 doanh nghiệp hàng Việt sẽ có mặt tại Lạng Sơn để giới thiệu chất lượng hàng Việt với người tiêu dùng tại 2 huyện Bắc Sơn và Văn Quan của tỉnh Lạng Sơn.
Một trăm poster khổ lớn quảng bá hình ảnh, đất nước con người Việt Nam sẽ được gắn tại 45 ga tàu điện ngầm ở Tokyo (Nhật Bản) trong năm nay - đại diện Vụ Thị trường (Tổng cục Du lịch) cho hay.
Ngày 21-4, tại Vĩnh Phúc, Ủy ban Kinh tế của QH, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Chương trình phát triển LHQ (UNDP) tại Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo "Vượt qua thách thức khủng hoảng: Kinh tế Việt Nam 2009 và Triển vọng 2010".
(HBĐT) - Thực tế cho thấy, từ khi giá điện tăng (ngày 1 - 3), không chỉ các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng hàng ngày tăng theo, ngay cả những loại hàng hoá thuộc diện bình ổn giá cũng được dịp “tát nước theo mưa”.