Nhờ nguồn vốn vay hỗ trợ sản xuất, nhiều hộ gia đình ở Lương Sơn đầu tư nuôi lợn thịt quy mô lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao

Nhờ nguồn vốn vay hỗ trợ sản xuất, nhiều hộ gia đình ở Lương Sơn đầu tư nuôi lợn thịt quy mô lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Là một địa bàn còn nhiều khó khăn do trình độ dân trí không đồng đều, chuyển đổi cơ cấu kinh tế chậm so với khả năng của huyện, nhưng với tổng dư nợ hơn 89 tỷ đồng, Ngân hàng CSXH huyện Lương Sơn đã hỗ trợ cho hàng nghìn lượt hộ nghèo vay vốn phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống.

 

Trước đây cuộc sống của gia đình anh Lê Tiến Cát ở xóm Đồng Tranh, xã Nhuận Trạch gặp rất nhiều khó khăn. Hai vợ chồng anh chị đều không có việc làm ổn định, kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào hai vụ lúa. Năm 2006, nhờ được vay vốn hỗ trợ sản xuất, anh Cát cùng gia đình tận dụng hơn 2 ha vườn tạp phát triển trồng giềng và chăn nuôi gà. Nhờ chịu khó làm ăn và tích cực học tập kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đến nay gia đình anh Cát là một trong những chủ vườn cung cấp giềng củ và giếng giống lớn nhất nhì trong huyện. Gia đình anh đã có thu nhập 30 – 60 triệu đồng/ năm nhờ nguồn thu chính từ cây giềng.

 

Cũng như anh Cát, gia đình chi Nguyễn Thị Hoài ở xóm Quê Sụ, xã Cao Răm trước kia cũng rất khó khăn, nhà có vườn rộng và bài chăn thả nhưng lại không có vốn để đầu tư sản xuất. Năm 2007, vợ chồng anh chị mạnh dạn làm đề án phát triển kinh tế trang trại vườn đồi và xin được vay vốn thực hiện. Ngân hàng CSXH huyện Lương Sơn đã hỗ trợ gia đình chị Hoài 15 triệu đồng theo vốn sản xuất. Có nguồn vốn, anh chị bắt tay vào mua giống trồng hơn 2 ha keo tai tượng. Ngoài ra, tận dụng bãi chăn thả rộng, anh chị đầu tư nuôi bò. Từ hai con bò ban đầu, đến nay gia đình anh chị đã có 1 đàn bò gần 10 con. Để lấy ngắn nuôi dài, gia đình chị Hoài đầu tư quây chuồng nuôi nhốt hơn 30 chục con gà và ngan. Nhờ mạnh dạn đầu tư, đến nay gia đình chị Hoài đã ổn định cuộc sống, kinh tế gia đình ngày một khấm khá. Chị tâm sự: trong sản xuất, người nông dân khó khăn nhất là nguồn vốn và sự định hướng để sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Khi giải quyết được hai vấn đề này thì làm giầu không khó.

 

Ngoài anh Cát, chị Hoài, hiện nay, trên địa bàn huyện Lương Sơn rất nhiều hộ nghèo khác đã được hỗ trợ vốn và làm ăn có hiệu quả. Ông Trịnh Quốc Vũ, Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Lương Sơn cho biết: từ năm 2009 đến nay, nhờ nguồn vốn vay giải quyết việc làm gần 100 lao động trên địa bàn huyện đã tìm được việc làm ổn định. Ngân hàng đã đầu tư hơn 36 tỷ đồng cho hộ nghèo vay vốn. Ngoài ra, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng khó khăn, Ngân hàng đã trích nguồn vốn hơn 5 tỷ đồng cho vay công trình nước sạch vệ sinh môi trường đầu tư cho gần 700 công trình. Nhờ có vốn sản xuất và sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả, đến nay trên địa bàn huyện đã có 882 hộ thoát nghèo.

 

Để thực hiện tốt các chính sách cho vay ưu đãi đối với người nghèo và các hộ chính sách đảm bảo đúng đối tượng và sử dụng đồng vốn hiệu quả, Ngân hàng CSXH huyện Lương Sơn đã chủ động phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan chức năng thực hiện cho vay vốn gắn với tổ chức sản xuất, mở rộng các chương trình khuyến nông khuyến lâm để hướng dẫn bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, nắm được chuyên môn kỹ thuật nhằm đầu tư sản xuất một cách hiệu quả. Tăng cường xây dựng củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các điểm, tổ giao dịch lưu động. Đẩy mạnh hoạt động cho vay thông qua hoạt động ủy thác bán phần với các tổ chức chính trị xã hội. Hoạt động này đã góp phần thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo đồng thời có sự định hướng của các tổ chức hội giúp người dân sử dụng nguồn vốn hiệu quả và đúng mục đích. Tính đến nay, trên địa bàn huyện có hơn 250 tổ vay vốn duy trì hoạt động thường xuyên với tổng dự nợ hơn 91 tỷ đồng.

 

                                                                           Đinh Hoà

 

Các tin khác

Chị Bùi Thị Điệu, xóm Tớn, xã Nam Sơn chăm sóc giàn su su đang bắt đầu cho thu hoạch ngọn
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại - Gia tăng và tinh vi hơn

Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2010 được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng ngày 5-5, ông Nguyễn Hùng Dũng, Cục trưởng Cục QLTT - Phụ trách cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 127/TW cho biết: Năm 2009 và những tháng đầu năm 2010, các lực lượng chức năng đã kiểm tra trên 721.000, xử lý gần 197.000 vụ vi phạm pháp luật (tăng 1% so với năm 2008), với tổng số thu gần 2.500 tỷ đồng (tăng 13% so với năm 2008).

Cây cao-su trên vùng Tây Bắc

Cây cao-su được xem là loại cây có triển vọng, mở ra hướng chuyển dịch mới trong cơ cấu cây trồng trên địa bàn một số tỉnh Tây Bắc. Hiện nay, các địa phương đã quy hoạch 100 nghìn ha và trồng hơn 25 nghìn ha cây cao-su. Trong đó, Sơn La gần bốn nghìn ha, Lai Châu hơn ba nghìn ha, Ðiện Biên gần hai nghìn ha và Hà Giang là 300 ha.

Trái cây địa phương Việt Nam, một lợi thế cạnh tranh vượt trội

Theo Tổng cục Thống kê, tám tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu nhóm rau quả thu về 278 triệu USD, nhập 166 triệu USD. Như vậy ta xuất siêu 112 triệu USD. Thật ra, con số đó chưa phản ánh đúng tiềm năng của trái cây việt nam. Một trong những lý giải là vì ta chưa tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, trước hết là chưa xác định rõ hơn tiền đề lợi thế cạnh tranh để tập trung nghiên cứu và phát triển quyết liệt, cho nên chưa phát huy được lợi thế vốn có của trái cây Việt Nam.

Cứng hóa đường GTNT - Đề án hợp lòng dân

(HBĐT) - Sau 6 năm triển khai thực hiện Đề án cứng hóa GTNT, diện mạo các xóm bản, các khu dân cư trên địa bàn tỉnh ta càng thêm khởi sắc. Kết quả đó cũng ghi nhận những đóng góp đáng kể của cộng đồng dân cư

Kim Bôi vào vụ dưa mới

(HBĐT) - Kim Bôi đã chính thức vào vụ dưa mới. Màu xanh mướt mắt của dưa hấu, dưa bở, dưa chuột trải dài trên khắp các cánh đồng từ Sơn Thủy, Cuối Hạ, Sào Báy, Mỵ Hòa, Nam Thượng. Dọc tuyến đường 12 B từ người nông dân mải miết vun trồng, các loại dưa thu hoạch được mang tập trung cạnh đường chờ tư thương đến thu mua.

Hạt muối, bao giờ hết nghịch lý?

Phản ánh tình trạng bà con diêm dân huyện Cần Giờ (TPHCM) trúng mùa, nhưng giá muối chỉ bằng 1/3 vụ muối năm 2009, lại khó bán... chiều 4-5, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT TPHCM) đã có buổi họp tìm cách tháo gỡ khó khăn hiện nay của bà con.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục