Cần tìm những giải pháp căn cơ, thích hợp để nông dân ĐBSCL có thể làm giàu từ trồng lúa.
Hiệp hội Lương thực VN kiến nghị Chính phủ sớm ban hành nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạoThực trạng và giải pháp liên quan đến việc điều hành, xuất khẩu gạo được Hiệp hội Lương thực VN (VFA) và lãnh đạo các công ty lương thực tập trung mổ xẻ tại hội nghị sơ kết xuất khẩu gạo tháng 4 và kế hoạch xuất khẩu tháng 5 và quý II/2010, tổ chức ở TP Cần Thơ ngày 6-5.
Tồn kho 2 triệu tấn gạo
Theo VFA, trong 4 tháng đầu năm, sản lượng gạo xuất khẩu đạt 1,978 triệu tấn, trị giá 923,693 triệu USD. Giá trị xuất khẩu bình quân đạt 466,95 USD/tấn, tăng 59,53 USD/tấn so với cùng kỳ 2009. Riêng xuất khẩu gạo trong tháng 4 đạt 686.240 tấn (tăng 18,01% về số lượng so với tháng 3), vượt kế hoạch dự kiến là 650.000 tấn. Cũng theo báo cáo của VFA, tính đến ngày 30-4, tổng lượng gạo tồn kho trong doanh nghiệp lên đến gần 2 triệu tấn.
Trong khi đó, diện tích lúa gieo sạ của vụ hè thu đã trên 900.000 ha, đến cuối tháng 5 sẽ là 1,6 triệu ha. Mặt khác, dự kiến đến đầu tháng 6, một số địa phương sẽ thu hoạch sớm trong khi giá sàn vẫn chưa được Bộ Tài chính ấn định. Theo nhận định của một số nhà chuyên môn, thị trường lúa, gạo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Ông Phan Xuân Quế, Phó Tổng Giám đốc Công ty Lương thực Miền Bắc, cho biết: “Được giao làm đầu mối xuất khẩu gạo sang Cuba nhưng từ đầu năm đến nay, công ty vẫn chưa thể xuất được. Đây là vấn đề khó khăn, tạo áp lực rất lớn về giải phóng gạo tồn kho, quay vòng vốn thu mua vụ hè thu tới”.
Về vấn đề này, ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng Thư ký VFA, cho rằng: “Hiệp hội đã có văn bản báo cáo Bộ Công Thương về tình hình cung cấp gạo cho Cuba và kiến nghị biện pháp thực hiện nghiêm quy chế hợp đồng tập trung với Cuba và các thị trường khác được Chính phủ quy định đầu mối có số lượng lớn và giá cao để bảo đảm hiệu quả xuất khẩu chung”.
Giữ giá sàn tạm thời 4.000 đồng/kg lúa
Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong cho rằng khó khăn trước mắt là giá gạo thế giới giảm, trong đó Thái Lan giảm gần 100 USD/tấn (còn tồn kho khoảng 6 triệu tấn). Thêm vào đó, giá lúa nội địa của một số nước lân cận, giá lúa mì, bắp cũng giảm rất mạnh phần nào cũng làm ảnh hưởng đến thị trường lúa gạo VN.
Giá gạo Thái Lan hiện chào loại 5% và 25% tấm ở mức 445 USD/tấn và 405 USD/tấn (giá FOB, giảm 30 USD/ tấn so với tháng trước). Trong khi đó, giá gạo Việt Nam sau khi giảm 20-25 USD/tấn so với tháng trước, loại 5% tấm nay đã ổn định ở mức 350 USD/tấn. Ông Phong thay mặt VFA kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo để tạo hành lang pháp lý và ổn định hoạt động xuất khẩu gạo.
Hội nghị đã thống nhất: Chưa công bố giá mua tối thiểu cho vụ hè thu, vẫn giữ mức giá sàn tạm thời là 4.000 đồng/kg lúa. Cũng theo ông Phong, VFA sẽ cố gắng điều hành xuất khẩu gạo trong năm nay đạt sản lượng 6 triệu tấn.
Theo Báo NLĐ
(HBĐT) - Trên cùng một đơn vị diện tích, cây su su lấy ngọn cho giá trị kinh tế cao hơn hẳn các loại cây truyền thống đang trồng tại địa phương. Trong vài năm gần đây, thực tế này đã mở ra triển vọng mới cho nhiều hộ nông dân, đồng thời được xác định là cơ hội lớn dành cho các xã vùng cao huyện Tân Lạc.
Hội nghị được tổ chức ngày 5/5, tại thành phố Vinh (Nghệ An)
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 lần thứ 13 họp tại thủ đô Tashkent, Uzbekistan đã kết thúc với sự đồng thuận của các bộ trưởng về nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt sự cần thiết đưa hợp tác tài chính khu vực lên một tầm cao chiến lược mới.
Vấn đề quan tâm hiện nay của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) là cố gắng tìm kiếm thêm các hợp đồng nhằm đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa trong vụ hè thu sắp tới.
Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2010 được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng ngày 5-5, ông Nguyễn Hùng Dũng, Cục trưởng Cục QLTT - Phụ trách cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 127/TW cho biết: Năm 2009 và những tháng đầu năm 2010, các lực lượng chức năng đã kiểm tra trên 721.000, xử lý gần 197.000 vụ vi phạm pháp luật (tăng 1% so với năm 2008), với tổng số thu gần 2.500 tỷ đồng (tăng 13% so với năm 2008).
Cây cao-su được xem là loại cây có triển vọng, mở ra hướng chuyển dịch mới trong cơ cấu cây trồng trên địa bàn một số tỉnh Tây Bắc. Hiện nay, các địa phương đã quy hoạch 100 nghìn ha và trồng hơn 25 nghìn ha cây cao-su. Trong đó, Sơn La gần bốn nghìn ha, Lai Châu hơn ba nghìn ha, Ðiện Biên gần hai nghìn ha và Hà Giang là 300 ha.