(HBĐT) - Phần lớn hệ thống các công trình thủy lợi (CTTL) của tỉnh được xây dựng từ những năm 1960-1990, chủ yếu là các công trình nhỏ, hiệu quả tưới không cao, năng lực thấp so với thiết kế. Trong quản lý và vận hành đã và đang bộ lộ những bất cập, hạn chế, cần phải khẩn trương triển khai những giải pháp quản lý và khai thác tốt các CTTL, nâng cao hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Yếu và thiếu đồng bộ
Ngoài một số CTTL lớn có quy mô liên xã mới được đầu tư, nhìn chung các CTTL của tỉnh ở trong tình trạng năng lực yếu, chắp vá và thiếu đồng bộ. Tính đến hết năm 2008, toàn tỉnh có 1.717 công trình thủy lợi các loại. Trong đó 1.249 công trình đã được đầu tư xây dựng kiên cố và bán kiên cố từ mọi nguồn vốn. Còn lại có 468 công trình bai, đập tạm bằng cọc tre hoặc đá xếp thường xuyên biến động sau mỗi mùa mưa lũ. Tuy nhiên sau nhiều năm khai thác, sử dụng nhiều công trình đã bị hư hỏng, xuống cấp, ngoài ra không có kinh phí duy tu sửa chữa thường xuyên nên nhiều công trình không phát huy tác dụng và chuyển sang hoạt động như các bai dâng. Về hiện trạng công trình tưới: Toàn tỉnh còn 33/39 trạm bơm còn hoạt động, cấp nước tưới cho khoảng 2.500 ha. 515 hồ đập vừa và nhỏ, đảm nhiệm tưới 14.500 ha. Các đập dâng và công trình tạm, dã chiến gồm 634 đấp kiến cố và bán kiến cố và 468 công trình trạm, dã chiến, diện tích tưới các công trình này chỉ là 9.000 ha ( vụ chiêm 3.500 ha, vụ mùa 5.500 ha). Hiện nay, các công trình trên chỉ có thể cấp nước tưới chủ động cho 30.000/40.000 ha, đáp ứng khoảng 75% diện tích lúa 2 vụ của toàn tỉnh. Đối với hệ thống công trình tiêu nước do được xây dựng quá ít và hiệu quả tiêu nước hạn chế. Hệ thống tiêu tự chảy có các trục tiêu chính là tận dụng các ngòi tự nhiên và cống ngăn lũ sông để khi có điều kiện thì tiêu nước ra nội đồng. Loại công trình này chủ yếu là tiêu vụ chiêm xuân và ngăn lũ sớm, bảo vệ khoảng 50% diện tích gieo trồng. Còn đối với hệ thống tiêu động lực do kinh phí đầu tư lớn nên nên chưa được đầu tư đồng bộ, dứt điểm nên hiệu quả tiêu úng rất hạn chế. Về hệ thống kênh mương, toàn tỉnh hiện có 2.985 km kênh mương tưới tiêu, đến nay đã kiên cố được 964,5 km. Hệ thống kênh tiêu được hình thành do lợi dụng các ngòi tự nhiên, ít kênh đào, hằng năm các ngòi tiêu thường bị bồi lắng và nhân dân chăn đăng bắt thủy sản gây khó khăn cho việc nạo vét, giải phóng luồng lạch; cùng với đó là nhiều công trinh có tuổi thọ trên hàng chục năm đã xuống cấp nghiêm trọng, giảm hiệu quả dẫn và tiêu nước.
Bất cập trong quản lý, đầu tư và khai thác
Hiện có 2 hình thức quản lý các công trình thủy lợi, bao gồm Công ty Khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình (KTCTTL) và các huyện, thành phố. Loại hình nào cũng có những bất cập. Đối với Công ty KTCTTL thực hiện theo Quyết định số 26/1998/QĐ- UBND của UBND tỉnh, Công ty quản lý 135 công trình cùng 2 công trình là Hồ Đầm Bài ( Kỳ Sơn) và đập dâng Suối Hoa ( Thung Nai- Cao Phong). Do vướng mắc, có 8 công trình của huyện Lạc Sơn trong danh mục giao cho Công ty nhưng huyện vẫn đang quản lý. Như vậy thực tế, Công ty hiện quản lý 124 công trình (trừ các xã chuyển về Hà Nội). Nhìn chung các công trình do Công ty quản lý và khai thác khá tốt. Thế nhưng, do đặc điểm địa hình, phần lớn các công trình phân tán ở các xã điều kiện đi lại khó khăn nên việc kiểm tra, điều tiết nước chưa được hợp lý, công tác vận hành ở các đập bai dâng hầu như không có, đối với các hồ chứa khi địa phương có nhu cầu, Công ty mới cửa người xuống vận hành nên mất thời gian và không kịp thời. Trước năm 1998, các xí nghiệp thuộc Công ty ký hợp đồng với các hộ dùng nước, thực hiện thu và thanh toán thủy lợi phí vào cuối vụ thu hoạch. Tuy nhiên, diện tích hợp đồng của Công ty với địa phương rất thấp so với năng lực thực tế, khoảng 2.200 ha vụ chiêm và 2.300 ha vụ mùa. Nguồn thu TLP không đủ cho công tác quản lý và nâng cấp sửa chữa các công trình. Hằng năm, ngân sách tỉnh phải cấp bù 1,3-1,5 tỷ đồng. Năm 2008, thực hiện Nghị định 154/2008/NĐ-CP về miễn thủy lợi phí, công ty được Ngân sách TƯ cấp bù 3,69 tỷ đồng để duy trì hoạt động. Nhiều công trình diện tích phục vụ tưới nhỏ, ở vùng sâu, vùng xa, yêu cầu vận hành đơn gian như các đập bai dâng lại được giao cho Công ty. Trong khi đó có một số công trình có yêu cầu kỹ thuật vận hành cao lại do cho địa phương đã gây ra những khó khăn trong điều hành sản xuất của công ty cũng như công tác vận hành của địa phương.
Hiện nay, tổng số công trình do các địa phương quản lý là 1.125 công trình ( không kể công trình tạm). Tại hầu hết các địa phương trên địa bàn đều có làm dịch vụ quản lý nước theo phương thức các xóm, bản tự lập tổ hợp tác, hoặc cán bộ phụ trách thủy lợi của các xã, hay trưởng xóm, bản trực tiếp quản lý và khai thác công trình. Trước năm 2008, nguồn thu thủy lợi phí hằng năm do tổ tự thu, tự chi; mức thu không tuân thủ quy định theo hướng dẫn nên đã xảy ra tình trạng trên cùng một cánh đồng có 2 mức thu khác nhau, dẫn đến việc thu thủy lợi phí gặp nhiều khó khăn. Có một số địa phương thu thủy lợi phí vào ngân sách xã sau đó điều tiết lại cho công tác quản lý và khai thác, chỉ có một vài địa phương sử dụng nguồn kinh phí thu được để đầu tư sửa chữa, duy tu bảo dưỡng công trình. Hầu hết việc sửa chữa nâng cấp và khắc phục hậu quả dựa vào ngân sách Nhà nước. Phần lớn cán bộ quản lý thủy lợi xã chưa được đào tạo về nghiệp vụ nên năng lực quản lý và khai thác công trình, nhất là một số công trình có yêu cầu kỹ thuật cao như trạm bơm, điện và thủy luân. Đặc biệt khi thực hiện Nghị định 154/NĐ-CP về không thu thủy lợi phí, các địa phương không có kinh phí để phục cho công tác quản lý khai thác. Hiện các công trình do địa phương quản lý đang đứng trước nguy cơ xuống cấp, hư hỏng, hiệu quả phục vụ sản xuất ngày càng giảm. (Còn nữa)
Bài 2: Cần phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi
Lê Chung
(HBĐT) - Năm 2009, công tác khuyến nông ở huyện Cao Phong đã tiếp tục giúp nông dân áp dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi mang lại lợi ích đáng kể. Nhận thức của người dân Cao Phong đã có nhiều chuyển biến tích cực trong tính toán làm ăn sao cho phù hợp với nền kinh tế thị trường...
Hiện tượng nhập siêu được các chuyên gia kinh tế gọi là căn bệnh trầm kha của nền kinh tế. Tùy vào diễn biến của căn bệnh ở từng giai đoạn mà có những cách “bốc thuốc, kê đơn” khác nhau song đều có điểm chung là phải phân định giải pháp trước mắt, trung hạn và dài hạn
Theo số liệu vừa công bố của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), ngành du lịch Việt Nam đã có sự hồi phục, tăng trưởng nhanh so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Tổng công ty cổ phần Phong Phú (TCT) là một trong những doanh nghiệp (DN) sớm hưởng ứng Chương trình "Ðồng hành cùng DN dệt may Việt Nam vì đồng bào biển đảo của Tổ quốc".
(HBĐT) - Trong 2 ngày 7-8/5, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh phối hợp với các nhà đầu tư hạ tầng các KCN tỉnh Hoà Bình, gồm: Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 18 (COMA18), Công ty Cổ phần Bất động sản An Thịnh, Tập đoàn Sông Đà tham gia Hội nghị quốc tế lớn nhất về xúc tiến đầu tư vào KCN, KKT và KCX Việt Nam 2010 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại Trung tâm Triển lãm và Hội chợ Tân Bình, Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
(HBĐT) - Thực hiện chương trình cứu đói giáp hạt năm 2010, UBND huyện Lạc Thuỷ vừa xét duyệt nguồn kinh phí 244 triệu đồng (từ nguồn đảm bảo xã hội năm 2010 của huyện) để mua 25 tấn gạo cứu trợ đột xuất cho đối tượng là hộ nghèo hoặc cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong dịp đói giáp hạt. Thời gian cấp gạo cho nhân dân từ ngày 6/5 – 8/5/2010.