Nông dân xóm Vai, xã Thanh Nông chủ động phun thuốc BVTV để phòng chống dịch rầy trên lúa trong vụ xuân 2010.

Nông dân xóm Vai, xã Thanh Nông chủ động phun thuốc BVTV để phòng chống dịch rầy trên lúa trong vụ xuân 2010.

(HBĐT) - Vụ xuân năm nay, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thuỷ gieo trồng trên 100 ha lúa, trong đó có 53 ha bị hạn và 21 ha bị nhiễm dịch rầy hại lúa. Thiệt hại nặng nề do hạn hán và dịch bệnh trên cây lúa gây ra khiến nhiều hộ nông dân điêu đứng đối diện với nguy cơ mất mùa, năng suất thấp. Đến thời điểm này, tuy chưa kết thúc vụ xuân nhưng qua diễn biến từ đầu vụ, chính quyền xã Thanh Nông đã rút ra được bài học sâu sắc về tầm quan trọng của công tác chỉ đạo sản xuất của các cấp, các ngành.

 

Bắt đầu sản xuất vụ xuân trong điều kiện có nhiều thuận lợi về thời tiết, các địa bàn thuộc xã Thanh Nông nhìn chung đều đảm bảo kế hoạch gieo trồng, với tổng diện tích gieo trồng toàn xã đạt trên 350 ha. Trong đó, cấy được 115 ha lúa, vượt 35,5% kế hoạch, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2009. Cơ cấu cây trồng vụ xuân gồm có ngô, sắn, mía, lạc, bí xanh, khoai lang, đậu các loại, rau các loại… Cây trồng phát triển tốt ở đầu vụ. Song từ trung tuần tháng 3, thời tiết bắt đầu diễn biến phức tạp, không mưa, nắng nóng kéo dài khiến nhiều diện tích bị hạn và gia tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên các loại cây trồng. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là cây lúa. Đến nay, toàn xã Thanh Nông đã có khoảng 53 ha lúa xuân bị hạn và trên 20 ha bị nhiễm rầy. Mặc dù chưa đo lường được chính xác mức độ thiệt hại nhưng chắc chắn rằng, năng suất lúa vụ này sẽ giảm rõ rệt so với những năm trước. Theo ước tính ban đầu, năng suất bình quân chỉ đạt 38 – 40 tạ/ha, thậm chí nhiều diện tích chỉ đạt khoảng 30 tạ/ha. Trong khi đó vài năm gần đây, năng suất lúa bình quân của xã luôn đạt 47 – 52 tạ/ha, vụ xuân năm 2009 đạt khoảng 48 tạ/ha.       

 

Có một thực tế mà qua đó, chính quyền xã Thanh Nông đã rút ra được bài học sâu sắc về tầm quan trọng và thiết yếu của công tác chỉ đạo sản xuất: Trong diện tích lúa vụ xuân năm nay có khoảng 30 ha cấy ép – tức là người dân tự cấy để tận dụng đất chứ không nằm trong kế hoạch chỉ đạo gieo cấy của UBND xã Thanh Nông. Phần diện tích này vốn không đảm bảo nước tưới để trồng lúa. Do đó ngay từ đầu vụ, chính quyền xã và ngành chức năng đã khuyến cáo bà con chuyển sang trồng các loại cây màu có khả năng chịu hạn tốt như lạc, sắn, đỗ tương, bí xanh… Theo quan sát, diện tích cấy ép là phần diện tích bị hạn và nhiễm sâu bệnh nặng nhất. Điều này cho thấy việc quy hoạch diện tích cho các loại cây trồng mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của chính quyền địa phương và cán bộ chuyên ngành đối với người nông dân. Đây là yếu tố cốt lõi đảm bảo hiệu quả ổn định cho quá trình sản xuất nông nghiệp.

 

Mặt khác, về thời vụ gieo cấy, có thể nhận thấy rằng tại xã Thanh Nông, những địa bàn thực hiện thời vụ gieo cấy trước ngày 20/2 (tức là đảm bảo khung thời vụ đã được UBND xã chỉ đạo) thì cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh hơn do gặp thời tiết thuận lợi hơn, năng suất dự kiến đạt khá hơn so với những diện tích trà xuân trung và trà xuân muộn. Thời điểm này tuy chưa kết thúc vụ xuân nhưng qua diễn biến từ đầu vụ đến nay có thể nhận thấy rằng, thôn nào cấp ủy chi bộ và cán bộ thôn nghiêm chỉnh chấp hành Nghị quyết của Đảng uỷ về kế hoạch sản xuất vụ xuân thì thôn đó đảm bảo được năng suất khá hơn so với các thôn khác. Điển hình là các thôn Vôi, Vai, Đồi… Đây đồng thời cũng là các thôn tổ chức tốt tháng chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi, quán triệt tốt các phương án sử dụng tiết kiệm nguồn nước tưới, tích cực thực hiện các phương án chống hạn và ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trên các loại cây trồng. Do đó, năng suất vụ xuân được đảm bảo khá hơn so với các địa bàn khác.

 

Trao đổi về bài học rút ra từ sản xuất vụ xuân năm nay, ông Bùi Ngọc Định - Chủ tịch UBND xã Thanh Nông cho biết: Vụ xuân là vụ sản xuất có ý nghĩa quan trọng, chi phối mạnh đến hiệu qủa sản xuất nông nghiệp trong năm, đồng thời cũng là vụ sản xuất đầy áp lực. Để đảm bảo thực hiện thắng lợi vụ xuân, công tác chỉ đạo sản xuất phải được triển khai nghiêm túc, quyết liệt và hiệu quả; các biện pháp đề ra cần theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, của các cấp, các ngành trong tỉnh. Quan trọng nhất, chính quyền địa phương cần xây dựng được kế hoạch sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện và trình độ canh tác của từng địa bàn. Trong đó, cần quy hoạch xác đáng diện tích và cơ cấu cây trồng, đưa ra thời vụ gieo trồng phù hợp để tuyên truyền sâu rộng đến người dân, vận động người dân nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch. Rút kinh nghiệm từ sản xuất vụ xuân năm nay, chính quyền xã Thanh Nông sẽ tích cực đẩy mạnh công tác chỉ đạo sản xuất để cùng với người nông dân chủ động khắc phục khó khăn, quyết tâm giành thắng lợi trong các vụ sản xuất tiếp theo./.

 

                                                                                        Phan Anh

Các tin khác

Đã có quá nhiều khoản chồng vào giá xăng, do đó chưa nên thu phí bảo trì đường bộ qua giá xăng lúc này.
Không có hình ảnh
Các NHTMNN có lợi thế về nguồn vốn giá rẻ.
Mặt bằng lãi suất huy động ổn định trở lại.

Nỗ lực đưa nước sạch về vùng sâu, vùng xa

Vượt qua những khó khăn về địa hình, những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh băng rừng, vượt núi về với nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là những địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống. Việc đưa nước hợp vệ sinh về các bản làng không những thúc đẩy kinh tế phát triển mà còn góp phần làm thay đổi tập quán sinh hoạt của người dân địa phương các xã miền núi.

Làm gì để quản lý và khai thác tốt các công trình thủy lợi? Bài 1: Thực trang các công trình thủy lợi

(HBĐT) - Phần lớn hệ thống các công trình thủy lợi (CTTL) của tỉnh được xây dựng từ những năm 1960-1990, chủ yếu là các công trình nhỏ, hiệu quả tưới không cao, năng lực thấp so với thiết kế. Trong quản lý và vận hành đã và đang bộ lộ những bất cập, hạn chế, cần phải khẩn trương triển khai những giải pháp quản lý và khai thác tốt các CTTL, nâng cao hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Lạc Sơn: Các cấp, ngành cùng dập dịch rầy

(HBĐT) - Bà Trịnh Thị Thảo- Trạm trưởng trạm bảo vệ thực vật huyện Lạc Sơn cho biết: Vụ chiêm xuân năm nay, huyện Lạc Sơn có diện tích gieo cấy cao nhất toàn tỉnh với 3.500 ha. Tính đến đầu tháng 5, toàn huyện có 29 xã bị nhiễm rầy với tổng diện tích là 1.500 ha, trong đó gần 2 ha nhiễm bệnh lùn sọc đen.

Chưa thể giảm giá xăng dầu trong nước

Giá dầu thô trên thị trường thế giới những ngày qua đã giảm tới 11%. Điều này đã khiến người tiêu dùng Việt Nam chờ đợi việc điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu trong những ngày tới.

Lãi suất vay vẫn còn cao

Lãi suất cho vay ở nhiều ngân hàng vẫn còn cao nên doanh nghiệp vẫn ngại vayTừ giữa tháng 4-2010, nhiều ngân hàng (NH) đã tuyên bố giảm lãi suất cho vay với mức giảm từ 0,5% - 1%/năm. Đầu tháng 5 đến nay, theo chỉ đạo của NH Nhà nước, đã có thêm hàng loạt NH tuyên bố tiếp tục giảm lãi suất cho vay VNĐ đối với một số đối tượng phục vụ sản xuất kinh doanh với mức giảm thêm từ 0,5%-1%/năm, tùy kỳ hạn vay (lãi suất còn khoảng 13%-15%/năm). Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp (DN) mừng hụt vì thực tế không như kỳ vọng.

"Thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh"

Tổ chức Business Monitor International (BMI) vừa công bố trên mạng researchandmarkets.com báo cáo quý 2 về thị trường bảo hiểm Việt Nam, trong đó dự đoán phí đóng bảo hiểm tại đây sẽ tăng mạnh, từ 24.610 tỷ đồng năm 2009 lên 58.451 tỷ đồng năm 2014.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục