Vượt qua những khó khăn về địa hình, những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh băng rừng, vượt núi về với nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là những địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống. Việc đưa nước hợp vệ sinh về các bản làng không những thúc đẩy kinh tế phát triển mà còn góp phần làm thay đổi tập quán sinh hoạt của người dân địa phương các xã miền núi.


Theo Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường Thái Nguyên, hết năm 2009 đã có hơn 84% dân số nông thôn trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 54% đạt tiêu chuẩn nước sạch theo quy định. Để có được kết quả trên là do Trung tâm đã chú trọng đến công tác thông tin, giáo dục truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh đối với cộng đồng dân cư. Đồng thời các cấp chính quyền cơ sở luôn quan tâm đẩy mạnh với sự phối hợp giữa các hội, ngành, đoàn thể để tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng truyền thông cho các tuyên truyền viên cơ sở khi chuẩn bị tiếp nhận dự án đầu tư xây dựng công trình; tập huấn kỹ thuật quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước tập trung cho các ban quản lý; tuyên truyền hướng dẫn thực hiện bộ chỉ số theo dõi, đánh giá chất lượng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn… 

Ngoài ra, công tác quản lý vận hành khai thác và dịch vụ nước sạch đối với các công trình dần ổn định và đi vào nề nếp. Chất lượng nước được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo quy định, bảo đảm đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Chất lượng dịch vụ từng bước được nâng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân trên cơ sở thực hiện đúng các quy định của Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nên đã phát huy được hiệu quả. Trong quá trình quản lý vận hành đã bảo đảm an toàn về lao động, tài sản, trang thiết bị, sửa chữa, khắc phục kịp thời những hư hỏng. 

Giám đốc Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Thái Nguyên Đặng Huy Thành cho biết, điểm nổi bật nhất trong cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh thời gian qua là việc ưu tiên xây dựng một số dự án cung cấp nước sinh hoạt ở những địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, miền núi nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Từ khi có trạm cấp nước sinh hoạt, tập quán sinh hoạt của nhiều gia đình đã thay đổi hoàn toàn, người dân địa phương không còn cảnh sử dụng những giếng nước khoan hay nước suối không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh.  

Vượt qua gần 50 km, chúng tôi đến xã Bình Long huyện Võ Nhai, đây là địa phương có sáu dân tộc Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Chí và Kinh sinh sống và được liệt vào danh sách vùng khó khăn về nước sinh hoạt. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Bình Long Đàm Văn Lượng, xã có khoảng 5.700 khẩu/1.200 hộ. Trước đây để có nước sinh hoạt người dân địa phương phải sử dụng nước suối, giếng khoan không bảo đảm vệ sinh.  

Từ tháng 5-2009, công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn đi vào vận hành, bà con vui lắm, vì từ nay sẽ không phải sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh như trước. Phó Trạm trưởng Công trình cấp nước sinh hoạt xã Bình Long Lê Viết Quý cho biết, đây là công trình cấp nước hiện đại theo mô hình khai thác nước ngầm rồi xử lý bằng lọc áp lực và khư trùng bằng khí ô-zôn, với công suất 400m3/ngày, đêm, phục vụ cho 738 hộ ở hai xã Bình Long và Dân Tiến. 

Như để chứng minh, cán bộ xã Bình Long dẫn đi thăm gia đình chị Nguyễn Thị Tính ở xóm Chợ. Tiếp chúng tôi trong căn nhà cấp bốn chị tâm sự “gia đình tôi sử dụng nước của công trình cấp nước sinh hoạt xã Bình Long từ khi mới đi vào hoạt động, trung bình mỗi tháng, ba người sử dụng hết khoảng 10 m3 nước. Với mức giá 3.500 đồng/m3 thì hoàn toàn phù hợp đối với người dân miền núi nơi đây. Điều đáng mừng là nước của công trình luôn bảo đảm vệ sinh nên có thể dùng trong sinh hoạt mà không cần qua lọc”.  

Còn đối với gia đình bác Lương Hồng Vi thì việc trên địa bàn xã có công trình cấp nước sinh hoạt là hoàn toàn phù hợp. Bởi vì trước đây, cứ đến mùa khô người dân trong xã luôn sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Đào giếng khoan thì phải tới 30-40m mới có nước nhưng đa phần bị ô nhiễm. Để có nước sử dụng, gia đình bác hằng ngày phải vượt núi, rừng hàng cây số mới lấy được ít nước suối về dùng. Nhưng bây giờ, chỉ cần ra sân vặn vòi là có nước hợp vệ sinh dùng để sinh hoạt hằng ngày. 

Tuy nhiên việc cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn khi tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng do sự kiểm soát, xử lý chất thải trong sản xuất, sinh hoạt chưa tốt. Chính quyền và người dân một số cơ sở chưa coi trọng đến nhiệm vụ giải quyết nước sạch và vệ sinh môi trường, gây khó khăn, cản trở và làm chậm tiến độ của dự án. Công tác quản lý, vận hành công trình cấp nước ở một số địa phương chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật, quy chế quản lý nên một số công trình chưa phát huy hiệu quả. Ngoài ra, còn hơn một trăm công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh được Nhà nước, nhân dân và các tổ chức quốc tế đầu tư từ những năm 1992, đến nay quy mô, công nghệ không còn phù hợp theo quy chuẩn mới về chất lượng nước sinh hoạt. 

Năm 2010, Thái Nguyên phấn đấu có thêm 6% dân số vùng nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Từ đó góp phần nâng tỷ lệ người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước hợp vệ sinh từ 84% lên 90% vào cuối năm 2010. Để đạt được kết quả đó thì các cấp, ngành và người dân cần chung tay thực hiện nhằm giảm thiểu tối đa người dân nông thôn không có nước hợp vệ sinh sử dụng trong tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay. Tăng cường quản lý, bảo vệ khai thác bền vững các công trình đã được đầu tư xây dựng…
 
                                                                               Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục