Giá sữa tại VN đầy nghịch lý và cao nhất thế giớiTheo quy định của Pháp lệnh Giá và Nghị định 75/CP, tất cả các mặt hàng bình ổn giá đều phải đăng ký giá bán với cơ quan quản lý. Tuy nhiên, Thông tư 104/TT-BTC của Bộ Tài chính lại thu hẹp về đối tượng đăng ký giá là doanh nghiệp Nhà nước (Nhà nước nắm cổ phần chi phối 51% trở lên) và chỉ phải đăng ký đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi. Lợi dụng điều này, các doanh nghiệp sữa khi cổ phần hóa tha hồ tăng giá bán.
Giá sữa tăng liên tục, chỉ thiệt cho người tiêu dùng. Trong ảnh: Chọn mua sữa tại một siêu thị ở TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Siêu lợi nhuận
Một công bố của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng VN (Vinastas) năm 2009 cho thấy giá sữa tại VN đầy nghịch lý. Thứ nhất, giá nguyên liệu giảm nhưng giá sản phẩm lại tăng, chỉ có 8% lượng sữa được giao dịch giá linh hoạt. Thứ hai, thuế nhập khẩu giảm hoặc chưa tăng nhưng giá sản phẩm vẫn tăng. Thứ ba, giá sữa ngoại đắt hơn nhiều so với sữa nội. Thứ tư, giá sữa tại VN cao nhất thế giới. Cụ thể, giá sữa ở VN là 1,4 USD/lít, ở Trung Quốc là 1,1 USD/lít, Ấn Độ là 0,5 USD/lít, các nước châu Âu và châu Mỹ là 0,5-0,9 USD/lít (tháng 5-2009).
Kết quả thanh tra giá bán tại các doanh nghiệp sữa do Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện cuối năm 2009 cũng cho thấy các doanh nghiệp nhập sữa về bán gấp 1,7 đến 3,2 lần giá vốn. Cụ thể, sữa Lactogen 3 loại 900 g có giá nhập 66.950 đồng, cộng thuế 5% (3.347 đồng) nhưng giá bán lẻ 131.800 đồng; Nestlé GAU 1 loại 900 g có giá nhập 72.361 đồng, cộng thuế 5%, giá bán 220.000 đồng.
Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition VN (nhập các sản phẩm Enfagrow, Enfakid), giá bán đến nhà phân phối được xác định như sau: Lấy giá vốn cộng thêm 40%-50% lãi gộp, cùng với tình hình thị trường và kết quả đàm phán với nhà phân phối để xác định giá bán cho từng mặt hàng. Mức chênh lệch giá bán - giá nhập C&F từ 101% đến 211%, chênh lệch giữa giá bán và giá nhập kho có mức từ 96% đến 197%!
Chủ tịch Hiệp hội Sữa VN Nguyễn Tuấn Khải đã từng trả lời báo chí thừa nhận giá sữa ngoại rất bất hợp lý, người trong ngành cũng thấy đau đầu. Các tập đoàn sữa lớn đều đặt nhà máy ở Thái Lan và Malaysia để bán đi khắp Đông Nam Á hưởng thuế suất ưu đãi theo CEPT/AFTA.
Khi nào bịt được lỗ hổng quản lý?
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục phó Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), nói Thông tư 104 đã thu hẹp đối tượng phải đăng ký giá bán theo Pháp lệnh Giá và Nghị định của Chính phủ, miễn sao khoảng cách tăng gần nhất giữa 2 lần tối thiểu là 15 ngày, mỗi lần tăng giá tối đa không quá 20%. Do đó, các doanh nghiệp sữa đều “né” tỉ lệ vốn Nhà nước 51% để lọt vào diện không phải đăng ký giá.
Nhận thấy sự bất hợp lý này, Bộ Tài chính đã sửa đổi Thông tư 104 theo hướng yêu cầu tất cả các doanh nghiệp kinh doanh sữa đều phải kê khai, đăng ký và niêm yết giá bán. Căn cứ vào công thức tính giá của doanh nghiệp, cơ quan quản lý thấy yếu tố nào bất hợp lý sẽ yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh. Mỗi lần tăng giá cũng phải được phép của cơ quan quản lý trên cơ sở “soi” lại cơ cấu giá của doanh nghiệp, đồng thời khống chế tỉ lệ quảng cáo của mỗi doanh nghiệp. Dự thảo Thông tư 104 sửa đổi dự kiến sẽ được ban hành trong tháng 5 hoặc tháng 6.
Tuy nhiên, đánh giá về hiệu quả của thông tư mới, ông Tuấn chỉ nói “hy vọng” hãm được đà tăng giá sữa chứ không khẳng định chắc chắn sẽ hãm được. Theo ông Tuấn, doanh nghiệp có các thủ thuật tăng giá và lợi nhuận rất tinh vi. Ví dụ, khi giá nguyên liệu giảm, họ tung chiêu khuyến mãi cộng thêm trọng lượng vào sữa sản phẩm để giữ giá. Khi giá nguyên liệu tăng, họ kết thúc khuyến mãi để tăng giá sữa. Một vấn đề đáng lo ngại khác là hiện tượng chuyển giá đã được đặt ra đối với doanh nghiệp sữa nhưng chưa có cơ chế xác định, xử lý.
Theo Báo NLĐ
Hiện tượng các nhà đầu tư nước ngoài bán sản phẩm ngay sau khi xây xong móng dẫn đến tình trạng đăng ký là vốn đầu tư nước ngoài, nhưng khi thực hiện dự án lại huy động vốn trong nước, gây thêm tình trạng căng thẳng về vốn cho các dự án khác.
Nhiều doanh nghiệp lo ngại lãi suất cho vay vẫn đang ở mức cao nhưng lãi suất huy động lại đang nhích lênSau hai đợt điều chỉnh giảm nhẹ, diễn biến lãi suất đang có dấu hiệu ngược lại. Một số ngân hàng (NH) cũng quay lại chính sách khuyến mãi để thu hút tiền gửi từ khách hàng. Trước tình hình trên nhiều ý kiến lo ngại lãi suất NH khó về mức Chính phủ yêu cầu (lãi suất huy động cần kéo về mức 10%, cho vay 12%).
Chỉ có 3 trên tổng số 39 thanh tra chuyên về dược phẩm tại TPHCM có bằng dược sĩNgày 25-5, đoàn giám sát Ban Văn hóa Xã hội HĐND TPHCM đã làm việc với Sở Y tế TP nhằm tìm giải pháp hữu hiệu giải quyết sự bất ổn thị trường dược phẩm, những bất cập của ngành y tế hiện nay.
(HBĐT) - Trung tâm Hỗ trợ nông dân (thuộc Hội Nông dân tỉnh) được thành lập từ tháng 3/2004. Sau đó, để phù hợp hơn với nhu cầu thực tế và nhằm hỗ trợ tích cực hơn cho hội viên nông dân thông qua công tác dạy nghề, từ tháng 4/2008, Trung tâm được đổi tên thành Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân (TT DN&HTND).
(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi cục thuế huyện Lạc Thuỷ, đến giữa tháng 5/2010, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đạt trên 10,2 tỉ đồng, đạt 66% so với dự toán pháp lệnh, đạt 60,5% so với dự toán phấn đấu, đạt 50,9% so với dự toán HĐND huyện giao và đạt 233,5% so với cùng kỳ năm 2009.
(HBĐT) - Từ một xã thuần nông, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp và chăn nuôi, những năm gần đây, diện mạo của Trung Sơn (Lương Sơn) đã có nhiều khởi sắc. Sản xuất CN-TTCN và hoạt động dịch vụ từng bước được mở mang không chỉ tạo bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp mà còn giúp người dân từng bước thay đổi thói quen, tập tục và định hướng ngành nghề trước mắt cũng như lâu dài.