Năm 2011, thị trường phát điện cạnh tranh sẽ chính thức hoạt động. Các hoạt động điện lực phải minh bạch, đảm bảo giá điện hợp lý tới người tiêu dùng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu.

Theo Thông báo số 139 của Văn phòng Chính phủ vừa ban hành, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo, việc xây dựng Thị trường phát điện cạnh tranh phải đảm bảo các hoạt động điện lực minh bạch, tiết kiệm chi phí trong các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối điện để đảm bảo giá điện hợp lý tới người tiêu dùng. 

Mô tả ảnh.
Các hoạt động điện lực phải được minh bạch (anh)


Thị trường phát điện cạnh tranh phải được hình thành trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, thu hút được các nguồn đầu tư vào phát triển điện. 

Năm 2010, Bộ Công Thương phải hoàn thiện các văn bản, quy định cần thiết cho hoạt động của thị trường này để tới năm 2011, thị trường phát điện cạnh tranh có thể vận hành.

Theo kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, thị trường điện Việt Nam sẽ được hình thành và phát triển theo 3 cấp độ. 

Cấp độ 1: Thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005 - 2014). Cấp độ 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (giai đoạn 2015 - 2022). Cấp độ 3: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (giai đoạn sau 2022).

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cần ưu tiên đầu tư cho phát triển lưới điện truyền tải và nâng cao năng lực của Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia, đáp ứng yêu cầu huy động công suất của các nhà máy điện trong mọi chế độ khi thị trường phát điện đi vào hoạt động.

Bên cạnh đó, EVN cần phải sớm hoàn thành việc phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ vận hành và giám sát hoạt động của thị trường điện.

Như vậy, so với kế hoạch ban đầu, thị trường phát điện cạnh tranh đã phải “lùi” tiến độ 2 năm, từ năm 2009 lùi đến năm 2011. Trước đó, thị trường này đã vận hành thí điểm với 9 nhà máy phát điện thuộc EVN, hoạt động từ năm 2005 đến nay. 

Thị trường phát điện cạnh tranh là cấp độ 1 của quá trình hình thành thị trường điện Việt Nam trong tương lai.

Theo Thông tư 18/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương vừa ban hành, tất cả các nhà máy công suất đặt lớn hơn 30 MW bắt buộc phải tham gia thị trường.

Khi thị trường này vận hành, các nhà máy phát điện sẽ phải cạnh tranh với nhau, chào giá tới đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện trong khung từ giá sàn tới giá trần. Nhà máy nào có mức giá chào thấp nhất sẽ được ưu tiên lựa chọn để huy động.

Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện chịu trách nhiệm xác định và công bố giá sàn, giá trần phát điện của từng loại nhà máy điện và dự  báo phụ tải. 

Với nguyên tắc trên: cạnh tranh ở khâu phát điện, vị thế độc quyền của EVN trong việc cung ứng điện hiện nay sẽ bị phá bỏ, là một bước ngoặt lớn trong cải tổ ngành điện Việt Nam. 

Tới nay, các nhà máy của EVN vẫn đang chiếm hơn 60% tổng cơ cấu nguồn điện cả nước.  Trong tương lai gần, tỷ trọng này của EVN sẽ càng ngày bị thu hẹp, với sự ra đời của nhiều nhà máy điện ngoài EVN, thuộc các Tập đoàn khác hoặc nhà máy điện BOT.

                                                                                   Theo Vnn

Các tin khác

Huyện Cao Phong phối hợp công ty Honda Việt Nam, Bộ NN&PTNT thực hiện trồng rừng theo quy chế sạch tại Cao Phong.
Trong khi giá xăng, dầu thế giới liên tục giảm thì giá xăng trong nước vẫn đứng yên

Mặc sức thao túng giá sữa

Giá sữa tại VN đầy nghịch lý và cao nhất thế giớiTheo quy định của Pháp lệnh Giá và Nghị định 75/CP, tất cả các mặt hàng bình ổn giá đều phải đăng ký giá bán với cơ quan quản lý. Tuy nhiên, Thông tư 104/TT-BTC của Bộ Tài chính lại thu hẹp về đối tượng đăng ký giá là doanh nghiệp Nhà nước (Nhà nước nắm cổ phần chi phối 51% trở lên) và chỉ phải đăng ký đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi. Lợi dụng điều này, các doanh nghiệp sữa khi cổ phần hóa tha hồ tăng giá bán.

Quạt máy “cháy” hàng, tăng giá

Trong đợt cao điểm nắng nóng vừa qua, nhu cầu sử dụng những loại quạt điện, quạt sạc hay những thiết bị giảm nhiệt cho những ngày hè tiêu thụ mạnh.

Nâng cao chất lượng lao động, góp phần vượt qua suy thoái kinh tế

Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN lần thứ 21 (ALMM) và các hội nghị trù bị vừa diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, do Việt Nam, với tư cách nước Chủ tịch ASEAN năm 2010 đăng cai tổ chức, phóng viên Báo Nhân Dân đã gặp gỡ một số đại biểu quốc tế để tìm hiểu những kinh nghiệm của các nước ASEAN và đối tác trong hoạt động xuất khẩu lao động, khai thác nhân lực lao động để vượt qua suy thoái kinh tế. Sau đây là một số ý kiến của các đại biểu.

Tổ chức JICA hỗ trợ trên 1,8 tỷ đồng thực hiện Dự án Khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm ở Mai Châu

(HBĐT) - Thực hiện Dự án “Khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm tại xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu” do Sở NN&PTNT xây dựng, Tổ chức JICA sẽ hỗ trợ nguồn kinh phí khoảng 1,812 tỷ đồng để đầu tư các hạng mục: xử lý môi trường và cơ sở hạ tầng làng nghề, mua khung dệt thủ công, tổ chức lớp tập huấn và tham quan học hỏi kinh nghiệm...

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở Đông Lai

(HBĐT) - Xã Đông Lai, huyện Tân Lạc là một xã thuần nông, quanh năm người dân chỉ biết độc canh 2 vụ lúa. Những năm gần đây, Đông Lai đã quyết tâm làm cuộc “cách mạng” trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng được những mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao.

Đầu tư BĐS “mác” ngoại nhưng huy động vốn nội

Hiện tượng các nhà đầu tư nước ngoài bán sản phẩm ngay sau khi xây xong móng dẫn đến tình trạng đăng ký là vốn đầu tư nước ngoài, nhưng khi thực hiện dự án lại huy động vốn trong nước, gây thêm tình trạng căng thẳng về vốn cho các dự án khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục