Mặc dù Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Công điện hỏa tốc gửi điện lực các địa phương yêu cầu dừng ngay việc tiết giảm, cắt điện luân phiên từ 1/7 (trừ những trường hợp có sự cố), nhưng trên thực tế, việc cung cấp điện vẫn liên tục bị gián đoạn.
Trong những ngày nắng nóng gay gắt vừa qua (từ 2/7), nhiều khu dân cư của Hà Nội lại chịu cảnh mất điện đột ngột và kéo dài. Khi được hỏi nguyên nhân, ngành điện lập tức đưa ra câu trả lời vắn tắt: Vì sự cố bất thường…
Trong ngày nắng nóng, các trạm biến áp luôn quá tải vì nhu cầu sử dụng tăng đột biến.
1h30' đêm ngày 6, rạng sáng 7/7, tiếng động cơ xe máy, tiếng trẻ con khóc, xen lẫn tiếng người lớn láo nháo gọi nhau ở cả một khu vực rộng lớn của phường Định Công (quận Hoàng Mai). Nguyên nhân là do, việc mất điện đã kéo dài cả tiếng đồng hồ, khiến nhiều người dân không thể chịu đựng tiếp cái nóng, phải đi lánh nạn.
Không chỉ ở Hoàng Mai, nhiều khu dân cư ở quận Hà Đông, Tây Hồ, Ba Đình… cũng lâm cảnh khốn đốn vì bị cắt điện trong đêm. Khi điện bị cắt, các cuộc gọi tới tấp về số điện thoại đường dây nóng của điện lực Hà Nội: 22222000, nhưng số máy này liên tục báo bận.
Lúc liên lạc thông suốt, điện thoại viên bắt máy và câu đưa ra lời giải thích khá dễ dàng: do sự cố. Khi khách hàng đề nghị đấy là sự cố gì, điện thoại viên nêu nhiều lý do khá chung chung: đứt cáp, cháy đường dây… "Sự cố" nối dài trong các ngày từ 2 đến 7/7, khiến người dân lại tiếp tục điêu đứng vì mất điện giữa cao điểm nắng nóng.
Theo ghi nhận của PV, "sự cố" chỉ là một cách lý giải để xoa dịu mối bức xúc của người dân, còn nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất điện trong ngày nắng nóng (dù đã nhận được lệnh cấm cắt) là do thiếu điện trầm trọng trên toàn hệ thống.
Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) cho biết, toàn địa bàn thành phố đang tiêu thụ chừng 33 đến 35 triệu kWh/ngày, chiếm xấp xỉ 15% sản lượng điện cả hệ thống. Cao điểm, lượng điện tiêu thụ lên tới 40 triệu kWh/ngày, vượt quá năng lực sản xuất của toàn ngành.
Bà Nguyễn Hoàng Anh, người phát ngôn EVN Hà Nội công nhận: Đúng là có thời điểm, điện vẫn mất ở các khu dân cư dù hệ thống nơi đó không hoàn toàn gặp phải sự cố nào. Đơn giản, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng quá mạnh, khiến thiết bị của các trạm biến áp tự động ngắt mạch.
EVN cũng than, tính chung cả nước, nhu cầu sử dụng điện những ngày nắng nóng tăng lên 295 triệu kWh, trong khi khả năng cung ứng mới xấp xỉ 275 triệu kWh/ngày. Vì thế, chuyện cắt điện là đương nhiên, nằm ngoài tầm kiểm soát của cả EVN và điện lực các địa phương.
Quá mệt mỏi vì phải hứng chịu những bất bình của dư luận suốt thời gian qua, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt
Theo CAND
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 43 dự án đang hoạt động và đầu tư hạ tầng vào các khu công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm ước đạt 1.301,5 tỷ đồng, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2009.
(HBĐT) - Đến nay, các địa phương trong tỉnh đang tập trung đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, ước đến hết tháng 6, diện tích rừng trồng mới toàn tỉnh đạt trên 4.000 ha, bằng 50% kế hoạch, trong đó, trồng rừng phòng hộ, đặc dụng là 815 ha. Ngoài ra, trồng phân tán 189.186 cây ăn quả, cây lâm nghiệp các loại, chăm sóc rừng trồng đạt 100% kế hoạch, bảo vệ rừng 75.000 ha, độ che phủ rừng hiện đạt 46%.
Phải có hỗ trợ từ phía Nhà nước mới phát triển được điện gió, điện mặt trời. Cụ thể, về lâu dài, giá năng lượng phải cao mới là tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư (NĐT) bỏ vốn vào hai nguồn điện đắt đỏ này, còn với giá bán như hiện nay, rất khó để bắt ép EVN phải mua.
Ngày 1.7 vừa qua, Tổng vụ Thương mại - Uỷ ban Châu Âu (EC) đã có thư gửi phái đoàn VN tại Liên minh Châu Âu thông báo mức thuế chống bán phá giá (bình quân khoảng 34,5%) mà cơ quan này áp dụng đối với xe đạp xuất khẩu (XK) của VN 5 năm qua sẽ được bãi bỏ từ ngày 15.7.
Sau 5 ngày thực hiện quy định xử phạt đối với những lái xe ôtô đầu kéo kéo sơmi rơmóoc (gọi tắt ôtô đầu kéo) không có bằng lái hạng FC, đã có đến khoảng 60% lái xe ôtô đầu kéo (không có bằng lái FC) tạm dừng hoạt động vì sợ bị phạt.
(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 6, những người nuôi cá lồng trên lòng hồ Hòa Bình khốn đốn vì cơn lũ tiểu mãn. 552 lồng cá bị chết làm thiệt hại 117 tấn cá. Trong đó, thành phố Hòa Bình 26 lồng, huyện Cao Phong 36 lồng, Mai Châu 173 lồng, Đà Bắc 313 lồng, Tân Lạc 4 lồng, ước thiệt hại lên đến trên 30 tỷ đồng.