Nông dân huyện Tân Lạc tận dụng mọi nguồn nước đẩy nhanh tiến độ cấy lúa mùa

Nông dân huyện Tân Lạc tận dụng mọi nguồn nước đẩy nhanh tiến độ cấy lúa mùa

(HBĐT) - Từ trung tuần tháng 7, mặc dù có mưa rải rác ở một số huyện, thành phố nhưng tình hình hạn hán trên địa bàn tỉnh vẫn đang trong tình trạng gay gắt. Trong đó, nặng nhất là các huyện Lạc Sơn, Yên Thuỷ, Tân Lạc, Lạc thuỷ với từ 50 – 70% diện tích lúa đã cấy, ruộng chờ cấy bị hạn.

 

Ông Trần Kim Phàn, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi cho biết: Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có mưa lớn, tổng lượng mưa trung bình chỉ đạt 412,7mm, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2009. Nhiều huyện mưa rất ít như Yên Thuỷ 261 mm, Đà Bắc 265 mm, Mai Châu 282 mm. Do các hồ chứa đã xả kiệt nước để phục vụ gieo cấy vụ chiêm trong khi nắng nóng kỷ lục kéo dài nên nhiều hồ đang ở dưới mực nước chết. Dự báo có khoảng trên 10.000 ha không có nước để làm đất, trên 4.500 ha lúa đã cấy sẽ bị chết do thiếu nước chăm sóc, trên 544 tấn mạ đã gieo hiện đã bị già, bị ống. Diện tích ngô đã trồng 965/22.500 ha nhiều khả năng sẽ bị cháy khô, không ít nơi nhân dân bị thiếu nước sinh hoạt. Trung tuần tháng 7, một số địa phương trên địa tỉnh đã xuất hiện mưa rải rác nhưng lượng không đủ thấm đất.

 

Theo thông tin từ Trung tâm KTTVQG, diễn biến thời tiết trong tháng 7 còn rất phức tạp, tiếp tục có những đợt nắng nóng gay gắt, nửa cuối tháng có thể có mưa lớn nhưng tổng lượng vẫn thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 20%. Trước tình hình đó, Sở NN&PTNT đã có công văn đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã triển khai thực hiện đồng bộ những giải pháp chống hạn, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống. Trong đó, đối với diện tích lúa đã cấy, sử dụng tiết kiệm nước trong tưới dưỡng, cần thiết là giữ nước trong vòng 3 ngày sau khi bón thúc. Sau đó, thực hiện chế độ tưới xen kẽ khô - ướt hàng tuần. Sử dụng mọi biện pháp chống hạn cho lúa như điều tiết nước hợp lý, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, tận dụng mọi nguồn nước hiện có và nguồn nước mưa được bổ sung. Vận động nhân dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và khắc phục các vị trí rò rỉ nước của mỗi thửa ruộng. Đối với mạ đã gieo, tranh thủ làm đất, cấy trên diện tích chủ động nước. Những nơi không đủ nước để cấy cần rà soát toàn bộ mạ đã gieo nếu có mạ già, mạ ống cần loại bỏ và gieo bổ sung bằng các giống ngắn ngày như MĐ25, MĐ1, Khang dân đột biến, DS2, CN2, DT122… Xác định lượng giống cần bổ sung, không để xảy ra thiếu giống, dùng thóc thịt làm giống. Tận dụng mọi nguồn nước giữ ẩm cho mạ, bổ sung dưỡng chất (phân bón lá) để hạn chế mạ già trong thời gian chờ nước cấy. Ngoài ra, cần chủ động rà soát thống kê những diện tích đất khó có thể đủ nước để làm đất, cấy, tưới dưỡng chuyển sang trồng các loại cây màu. Tuy nhiên, cũng cần chú ý những nơi đất thấp có thể ngập úng vào cuối tháng 8 và 9. Những nơi khô hạn, giãn cách thời vụ gieo tập trung xung quanh 15 – 20/7. Tranh thủ làm đất và cấy ngay khi có mưa hay nguồn tưới, phấn đấu cấy xong trong tháng 7 hoặc chậm nhất 5/8.

         

Cùng với các biện pháp chống hạn, Sở NN&PTNT cũng khuyến cáo người dân cần bám sát đồng ruộng, kiểm tra thường xuyên diện tích lúa đã cấy, diện tích mạ để phát hiện sớm bệnh lùn sọc đen và xử lý kịp thời. Trong đó, chú ý các khu vực đã xuất hiện bệnh trong vụ xuân và những nơi thời gian qua có mật độ rầy trên mạ cao. Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, xử lý tàn dư cây trồng… để hạn chế nguồn sâu bệnh, bệnh chuyển vụ. Theo dõi các đối tượng sâu bệnh xuất hiện và gây hại trên mạ mùa, lúa mới cấy. Xử lý những ruộng mạ có mật độ ổ trứng sâu đục thân trên 0,3 ổ/m2, những ruộng mật độ trên 1 ổ/m2 phải phun kép 2 lần trước khi xúc cấy. Áp dụng các biện pháp tổng hợp, bao vây, thu gom và diệt trừ ốc bươu vàng ngay từ đầu vụ, không để lây lan, gây hại cho lúa, nhất là khi mùa mưa lũ đang đến. Đẩy nhanh chiến dịch diệt trừ chuột, chú trọng biện pháp thủ công trong giai đoạn làm đất.  

 

 

                                                                               Minh Châu

 

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục