Diễn biến lãi suất từ cuối năm 2009 đến nay

Diễn biến lãi suất từ cuối năm 2009 đến nay

Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cần phải đẩy nhanh tiến độ giảm lãi suất nhằm giúp doanh nghiệp kịp bắt nhịp với những biến động của kinh tế thế giới. Ông nói:

 

 Kinh tế vĩ mô trong sáu tháng đầu năm khá tốt. Kinh tế tăng trưởng 6,16%; kiểm soát nhập siêu dưới 20% kim ngạch xuất khẩu; cán cân thanh toán thặng dư trên 3 tỉ USD; kiểm soát lạm phát tốt, tháng 7 tăng nhẹ, chỉ khoảng 0,1%. Nhưng yếu tố bên ngoài không thuận lợi, khủng hoảng nợ công tại châu Âu buộc các nước thắt lưng buộc bụng, không loại trừ xu hướng nhập khẩu của thế giới giảm ảnh hưởng đến xuất khẩu của VN.

Tháng 4-2010, Chính phủ chủ trương giảm lãi suất cho vay còn 12%/năm, là một trong những giải pháp nhằm đối phó với diễn biến mới của kinh tế thế giới, nhưng việc triển khai còn chậm.

* Hệ thống ngân hàng (NH) đã khởi động quá trình này, lãi suất có giảm nhưng không như mong đợi, vì sao?

- Đang tồn tại những mâu thuẫn, đó là NH thừa vốn, vốn trên thị trường liên NH có lãi suất rẻ nhưng NH không thể giảm lãi suất huy động. NH Nhà nước liên tục bơm vốn lãi suất rẻ nhưng một số NH vẫn không tiếp cận được. Vì thế, dù NH đồng thuận giảm lãi suất nhưng tiến độ vẫn chậm. Doanh nghiệp thì kêu lãi suất vẫn cao. Nút thắt nằm ở chỗ các NH có quy mô nhỏ.

Các NH nhỏ hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế, thiếu nguồn vốn có giá rẻ như tiền gửi thanh toán, vốn tự có... NH Nhà nước bơm vốn giá rẻ nhưng ngặt nỗi NH quy mô nhỏ không có trái phiếu chính phủ để trao đổi và nhận lại nguồn vốn này. Do chỉ trông vào nguồn huy động tiết kiệm, muốn có nhiều vốn NH nhỏ phải đưa lãi suất huy động lên cao.

Đúng ra trong thị trường, các NH nhỏ còn có thể vay vốn từ các NH quy mô lớn để cho vay lại, lãi suất vay thường thấp hơn huy động của dân. Ví dụ lãi suất vay liên NH hiện chỉ còn 7-8% tùy kỳ hạn, trong khi vay của dân là trên 11%/năm. Thế nhưng NH quy mô lớn lại không thể cho NH nhỏ vay nhiều hơn vì các NH này đã sử dụng hết hạn mức được vay vốn từ NH bạn. Đây là nút thắt thứ hai làm chậm tiến độ giảm lãi suất.

Theo quy định của NH Nhà nước, hạn mức đi vay lại từ các NH khác của mỗi NH bị giới hạn trong tỉ lệ 20% vốn huy động từ dân cư và các tổ chức. Ví dụ NH huy động được 100 đồng thì chỉ được vay thêm từ các NH bạn tối đa 20 đồng. Khi đã sử dụng hết hạn mức này thì dù NH bạn có chào mời vốn rẻ, NH nhỏ cũng không thể vay, lại phải đẩy lãi suất huy động lên cao để thu hút nguồn vốn của dân. Trong bối cảnh NH nhỏ đưa ra lãi suất huy động cao, dù NH lớn thừa vốn cũng không dám giảm lãi suất huy động vì sợ người dân chuyển sang gửi ở NH nhỏ.

* Vậy nút thắt của việc giảm lãi suất nằm ở cơ chế cho vay giữa NH Nhà nước với NH nhỏ?

- Theo tôi, cần phải có đối sách mang tính đột phá trong cơ chế cho vay của NH Nhà nước đối với các NH nhỏ. NH Nhà nước đưa ra vốn rẻ, có thể cho NH nhỏ vay thông qua tái cấp vốn, số vốn vay ngang với vốn điều lệ của NH, không cần đòi hỏi NH đó phải có trái phiếu chính phủ.

Cũng có thể linh hoạt, tạm thời điều chỉnh hạn mức NH được vay lại của các NH bạn, thay vì 20% có thể nâng lên 30% hoặc 40% nhưng chỉ áp dụng một thời gian và có biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Tôi cho rằng linh hoạt hạn mức vay lại sẽ thúc đẩy nhanh hơn quá trình giảm lãi suất. NH nhỏ thay vì huy động của dân với lãi suất cao, có thể vay từ NH bạn với lãi suất rẻ hơn nhiều.

PGS-TS Trần Hoàng Ngân - Ảnh: T.Đạm

* Nhưng thưa ông, đến nay thị trường vẫn chưa thấy được tín hiệu của NH Nhà nước về giảm lãi suất khi nơi này vẫn giữ nguyên các mức lãi suất cơ bản đã áp dụng ở giai đoạn có nguy cơ lạm phát cao?

- Thời gian qua, NH Nhà nước chưa điều chỉnh các mức lãi suất cơ bản là thận trọng cần thiết do còn lo ngại lạm phát ở mức cao. Tuy nhiên, diễn biến lạm phát trong những tháng gần đây, đặc biệt là trong tháng 7-2010, cho thấy xu hướng lạm phát đã nằm trong tầm kiểm soát.

Theo tôi, lúc này NH Nhà nước nên mạnh dạn cắt giảm lãi suất cơ bản, từ mức 8% đã được duy trì từ tháng 12-2009 đến nay xuống còn 7%, qua đó cắt giảm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu xuống mức thấp hơn. Nếu làm được như thế sẽ phát đi một tín hiệu cực kỳ quan trọng là việc giảm lãi suất là có cơ sở khi các giải pháp về kiểm soát để ổn định kinh tế vĩ mô được thực hiện trong những tháng qua có hiệu quả.

* Theo ông, lãi suất huy động sẽ là bao nhiêu nếu kiểm soát được lạm phát năm 2010 ở mức 8%/năm?

- Nếu lạm phát 8%/năm thì huy động 9%/năm là vừa. Hiện nay NH đang huy động đến 11%. Vì vậy cần phải giảm lãi suất về 9%/năm để có thể cho vay 12%/năm, trong đó chênh lệch 3% là chi phí cho NH. Thời gian qua, dù lãi suất huy động có giảm nhưng lượng tiền gửi vẫn tăng nhẹ. NH có thể mạnh tay hơn trong giảm lãi suất khi lạm phát đã được kiểm soát tốt và tỉ giá tương đối ổn định. Hiện chỉ có một số NH có mức lãi suất cho vay 12% cho một số đối tượng khách hàng. Cần phải mở rộng ra, lãi suất vay sản xuất - kinh doanh phổ biến phải là 12%/năm.

                                                                                Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Theo ông Vương Thái Dũng, với mức tăng từ 5 -10% thì doanh nghiệp sẽ khó trụ được.
Gia đình anh Bùi Văn Tấn, xóm Đồng Nang, xã Đông Bắc tích cực làm đất, đẩy nhanh tiến độ cây lúa mùa kịp thời vụ
Hội viên Vũ Tuấn Khanh, xóm giếng, xã Hợp Thành trồng cây Thanh Long ruột hồng cho thu  nhập cao

Lương Sơn: Tăng cường thu ngân sách huyện 6 tháng cuối năm 2010

(HBĐT) - Năm 2010, Chi cục Thuế huyện Lương Sơn được giao chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước trên 80 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2010, tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 41.066 triệu đồng, đạt 50,7% dự toán năm, tăng 4% so cùng kỳ năm 2009.

Thép, đường... bị làm giá

Nếu các cơ quan chức năng không có biện pháp kịp thời, rất có thể giá cả sẽ diễn biến phức tạp. Gần đây, thị trường xuất hiện hiện tượng giá đầu vào và đầu ra của nhiều mặt hàng không còn tương đồng. Một số mặt hàng như sắt thép xây dựng, đường, sữa... tuy giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh nhưng giá bán sản phẩm trong nước lại đang tăng. Nhiều người am hiểu thị trường nhận xét, một số mặt hàng đang có dấu hiệu bị làm giá. Nếu các cơ quan chức năng không có biện pháp kịp thời rất có thể giá cả sẽ diễn biến phức tạp.

Tín dụng nông nghiệp: Dân cần, nhà băng vẫn khát vốn

Chi phí cao, quản lý phức tạp và lợi nhuận thấp, tăng trưởng tín dụng cho phát triển nông nghiệp - nông thôn đang vấp phải những rào cản lớn cho mục tiêu tăng trưởng 25%, trong lúc nguồn vốn của các NHTM cũng không dư dả gì...

Điểm sáng xuất khẩu dây và cáp điện của Việt Nam

Theo nguồn tin từ Tổng cục Hải quan, ngay từ tháng 5, số lô hàng nguyên liệu sản xuất dây và cáp điện được nhập khẩu về Việt Nam dồn dập. Dự kiến, xuất khẩu mặt hàng này sẽ tăng mạnh trong quý 3/2010.

1,2 tỷ USD xây tòa tháp dầu khí cao nhất Việt Nam

Với chiều cao dự kiến khoảng 528m, tổng mức đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD, tòa tháp dầu khí tại Hà Nội sẽ là tòa nhà cao nhất Việt Nam và cao thứ nhì châu Á được sử dụng làm công trình hỗn hợp bao gồm thương mại, văn phòng và căn hộ.

Vietinbank Hòa Bình khai trương Phòng giao dịch Đồng Tiến

(HBĐT) - Ngày 20/7, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hòa Bình ( Vietinbank Hòa Bình) đã tổ chức Lễ khai trương phòng giao dịnh Đồng Tiến

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục