Phiên giao dịch lưu động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mai Châu tại xã Pà Cò.
(HBĐT) - Trong thời gian qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mai Châu đã không ngừng nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mình trên địa bàn huyện. Từ nguồn vốn phân bổ hàng năm, phòng Giao dịch luôn thực hiện các điều kiện ưu đãi mở rộng cho vay đối với các hộ nghèo, đối tượng chính sách, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay giải quyết việc làm…
Từ khi có nguồn vốn được giao, NHCSXH huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch nhằm triển khai, thực hiện việc giải ngân nhanh chóng và đồng bộ ở các địa phương. Để thực hiện cho vay có hiệu quả, ngân hàng đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội và đoàn thể tổ chức công tác tuyên truyền ở cơ sở. Trong đó, chú trọng kiện toàn các tổ tiết kiệm và vay vốn, thường xuyên nâng cao năng lực quản lý vốn cho các tổ trưởng. Từ đó, các tổ chức hội, các tổ tiết kiệm và vay vốn ở thôn, bản đã phát huy tốt vai trò uỷ thác, là cánh tay đắc lực của ngân hàng trong thực hiện công tác tuyên truyền và quản lý vốn tại cơ sở. Đặc biệt là trong khâu bình xét đối tượng vay vốn, các tổ chức hội tham gia cùng với địa phương bình xét, đảm bảo tính dân chủ, công bằng và đúng đối tượng. Trong triển khai cho vay, Ngân hàng không chỉ đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ của mình và quan tâm việc tuyên truyền các chính sách đến người dân, chuyển vốn đến tận tay người cần vốn, mà còn đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả. Vì vậy, trong quá trình cho vay, cán bộ Ngân hàng còn phối hợp với các tổ chức hội, bám sát điều kiện địa phương và mục đích vay vốn để vừa hướng dẫn, định hướng, vừa kiểm tra quá trình sử dụng vốn. Đối với các xã vùng đặc biệt khó khăn, việc tuyên truyền, định hướng giúp bà con sử dụng vốn có hiệu quả luôn được quan tâm và chú trọng... Thông qua tín dụng ưu đãi, đồng vốn chính sách đã đến tay các hộ gia đình nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn toàn huyện. Qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội tại địa phương, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, từng bước hiện thực hoá các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Bà Nguyễn Thị Thu Hoa, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mai Châu cho biết: Thời gian đầu mới thành lập, tổng dư nợ cho vay của NHCSXH huyện chỉ có 17,5 tỷ đồng. Đến nay, Ngân hàng đã có tổng dư nợ lên hơn 94 tỷ đồng, giải quyết vốn vay cho gần 8.860 lượt hộ nghèo và gia đình chính sách trong huyện. Để giúp người dân và các đối tượng khách hàng được tiếp cận nhanh nhất các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, NHCSXH huyện đã tổ chức giao dịch công khai tại trụ sở của Ngân hàng và các điểm giao dịch tại 20/23 xã, thị trấn. Hàng tháng, cán bộ của ngân hàng xuống từng cơ sở để trực tiếp thực hiện công tác giao dịch như cho vay, thu lãi, thu nợ, phổ biến các chính sách mới… Sau khi có nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH kết hợp với các chương trình khuyến công, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, đời sống của các hộ nghèo chuyển biến rõ rệt. Với số vốn được vay từ 5-10 triệu đồng/hộ, các hộ nghèo đã đầu tư vào nhiều mô hình kinh tế như: phát triển sản xuất; chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng rừng; phát triển ngành nghề dệt thổ cẩm truyền thống...
Các hội viên của các tổ chức được ủy thác có điều kiện để phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống, nhà ở và có đủ chi phí để trang trải cho con em theo học đại học, cao đẳng và học nghề. Tiêu biểu như mô hình thoát nghèo của ông Khà Đức Việt, xã Vạn Mai, thuộc tổ chức Hội CCB quản lý: Nhờ kết quả từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH đối với gia đình ông là rất lớn, từ nguồn vốn ban đầu, gia đình ông đã đầu tư nuôi bò vừa sinh sản, vừa kết hợp làm đồi rừng và nông nghiệp. Đến nay gia đình anh đã trả hết lãi gốc và vẫn còn 3 con bò để tiếp tục phát triển kinh tế vươn lên làm giầu. Còn đối với gia đình ông Ngần Văn Thuỷ, thuộc tổ chức hội nông dân xã Xăm Khoè thì sau khi được vay vốn của NHCSXH huyện, gia đình ông đã sử dụng vốn sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, đến nay đàn bò lai sinh gần 20 con và gia đình ông đang tạo điều kiện giúp đỡ các hộ khác trong vùng cùng phát triển. Chị Đinh Thị Thu, xã phúc Sạn, mồ côi cả bố mẹ không có tiền cho em đi học Đại học, nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi dành cho học sinh, sinh viên từ NHCSXH chị đã có thể lo đủ chi phí cho em đi học...
Có thể nói, trong những năm qua nhờ nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH cùng với sự đầu tư đúng hướng, các hộ vay vốn, đặc biệt là các hộ nông dân và các hộ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn của huyện Mai Châu đã phát huy triệt để nguồn vốn vay ưu đãi để vươn lên, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương.
Hoàng Huy
Bộ Tài chính vừa có công văn số 8984/BTC-QLG cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối được chủ động điều chỉnh giá xăng dầu theo Nghị định 84/CP.
(HBĐT) - Thời tiết nắng nóng kỷ lục, khô hạn kéo dài trong mấy tháng qua, đặc biệt là đến thời vụ gieo trồng lúa mùa mà vẫn chưa có mưa khiến cho đồng ruộng trên địa bàn huyện Kim Bôi nứt nẻ, ngắc ngoải trong cơn khát. Nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra khi trong hai ngày 17 – 18/7, trời bỗng đổ mưa do ảnh hưởng của cơn bão số 1. Người nông dân gọi đây là cơn mưa “vàng” và đang chạy đua để hoàn thành kế hoạch cấy lúa mùa kịp thời vụ.
(HBĐT) - Hội CCB huyện Kỳ Sơn có tổng số 2.235 hội viên, sinh hoạt ở 15 cơ sở hội và 96 chi hội. Năm qua, với tinh thần bản chất kiên cường của người lính quyết tâm vươn lên xóa đói nghèo, các cấp hội CCB đã có những biện pháp cụ thể tập trung chỉ đạo hội viên đa dạng hóa các hình thức phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống cho hội viên.
(HBĐT) - Năm 2010, Chi cục Thuế huyện Lương Sơn được giao chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước trên 80 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2010, tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 41.066 triệu đồng, đạt 50,7% dự toán năm, tăng 4% so cùng kỳ năm 2009.
Nếu các cơ quan chức năng không có biện pháp kịp thời, rất có thể giá cả sẽ diễn biến phức tạp. Gần đây, thị trường xuất hiện hiện tượng giá đầu vào và đầu ra của nhiều mặt hàng không còn tương đồng. Một số mặt hàng như sắt thép xây dựng, đường, sữa... tuy giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh nhưng giá bán sản phẩm trong nước lại đang tăng. Nhiều người am hiểu thị trường nhận xét, một số mặt hàng đang có dấu hiệu bị làm giá. Nếu các cơ quan chức năng không có biện pháp kịp thời rất có thể giá cả sẽ diễn biến phức tạp.
Chi phí cao, quản lý phức tạp và lợi nhuận thấp, tăng trưởng tín dụng cho phát triển nông nghiệp - nông thôn đang vấp phải những rào cản lớn cho mục tiêu tăng trưởng 25%, trong lúc nguồn vốn của các NHTM cũng không dư dả gì...