Ngành sữa nước ta đã phát triển khá nhanh từ khi có QÐ số 167/2001/QÐ-TTg ngày 26-10-2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001-2010, thế nhưng vẫn còn không ít thách thức để ngành sữa ngang tầm khu vực và thế giới.

 
Sau hiện tượng nuôi bò nhập nội tập trung quy mô lớn không thành công của một số tỉnh,  các trại nuôi hàng nghìn con bò sữa của Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Ðịnh phải chuyển cho Công ty Vinamilk quản lý thì người ta càng hiểu rằng, chăn nuôi bò sữa  là ngành đòi hỏi kỹ thuật, đầu tư cao. Do có thế mạnh về vốn, kỹ thuật, thương hiệu lại sẵn nhà máy chế biến sữa hiện đại, mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, các trại bò sữa trên đang vận hành khá tốt.
 
Gần đây việc Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH bắt tay đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi bò sữa hiện đại gây sự chú ý cho dư luận. Lần đầu một Công ty cổ phần ở nước ta đầu tư phát triển bò sữa trên nền công nghệ cao: giống nhập từ Niu Di-lân, công nghệ trọn gói nhập từ I-xra-en từ thiết kế chuồng trại, trồng cỏ cao sản, tưới tiêu, đến hệ thống quản lý, với việc thuê chuyên gia I-xra-en đảm nhận toàn bộ việc quản lý trong ba năm đầu. Dự án đã được triển khai với tốc độ rất nhanh: đã nhập đợt đầu 4.600 con bò sữa trong hợp đồng nhập 18 nghìn con đã ký với Công ty Niu Di-lân. Theo lãnh đạo Công ty TH, đây sẽ là một hướng đi mới trong phát triển ngành sữa Việt Nam.
 
Việc có một công ty cổ phần chịu bỏ vốn lớn đầu tư cho ngành bò sữa, nhập công nghệ trọn gói từ một nước nhiệt đới I-xra-en nổi tiếng là đáng hoan nghênh. Theo kế hoạch dự kiến thì đến năm 2020, tổng đàn bò sữa sẽ đạt hơn 273 nghìn con, gấp hơn hai lần số lượng đàn hiện nay của cả nước. Ngành chăn nuôi nước ta đang cần, đang chờ đợi nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực này. Từ trước đến nay, các doanh nghiệp nước ngoài khá dè dặt khi chọn các lĩnh vực đầu tư cho chăn nuôi vào Việt Nam. Có thể thấy làn sóng đầu tư mạnh nhất là cho thức ăn công nghiệp, con giống và thuốc chữa bệnh là những lĩnh vực chắc ăn. Việc nuôi con vật để tạo ra sản phẩm là phần để dành cho nông dân. Vì vậy mà tỷ lệ vốn đầu tư cho nông nghiệp và cho chăn nuôi luôn luôn thấp hơn so với các ngành kinh tế khác. 
 
Gần đây, không chỉ Công ty sữa Mộc Châu hay Vinamilk mà một số công ty chế biến sữa khác cũng ngày càng chú ý hơn đến việc xây dựng mạng lưới nguyên liệu sữa cho mình thông qua việc hỗ trợ chăn nuôi bò sữa ở nông hộ. Có lẽ đây là kiểu hợp tác đáng khuyến khích của ngành sữa, nó giúp người chăn nuôi nhỏ nâng cao chất lượng sản phẩm  sữa, giúp nông dân tiếp cận thị trường. Các công ty đang giúp người chăn nuôi nhỏ tăng số lượng bò sữa nuôi để dễ tiếp thu kỹ thuật mới. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều trở ngại lớn đang cản trở sự phát triển nghề nuôi bò sữa ở nước ta. Ðó là chúng ta hầu như vẫn chưa có quy hoạch cho vùng chăn nuôi. Cùng với công nghiệp hóa, phát triển giao thông, những trại chăn nuôi lớn sẽ phải di chuyển, bởi bị coi là đối tượng gây ô nhiễm môi trường. Muốn nuôi bò sữa theo kiểu trang trại lớn thì phải có đất rộng để trồng cỏ, làm chuồng, nhưng giá đất hiện nay ở nhiều vùng là quá đắt, vì thế người nuôi chỉ biết xoay xở trên diện tích nhỏ bé hiện có của gia đình. Những vướng mắc trên, trong kế hoạch phát triển bò sữa mười năm đều có đề cập, nhưng nó vẫn là trên giấy, chưa thấy các biện pháp, chính sách hữu hiệu.
 
Việc nhập nuôi ồ ạt một số lượng lớn bò sữa - một đối tượng rất nhạy cảm không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn thông minh. Khi mà thị trường sữa nội địa đang ưu ái các công ty chế biến và nhập sữa vì nhu cầu sữa ở đây còn rất lớn và giá bán lại đắt hơn thị trường bên ngoài. Nhưng với tiến triển của hội nhập kinh tế, rào cản thuế quan bị gỡ bỏ, các công ty sẽ không thể sản xuất bằng mọi giá. Ngoài ra chi phí cho bảo vệ môi trường để nuôi tập trung quy mô lớn lại tốn kém .
 
Ðối với một nước nông nghiệp, đất chật người đông như nước ta, việc tạo công ăn việc làm luôn là nỗi lo hàng đầu. Mô hình nuôi có thể có nhiều, có cái thiên về hiện đại của các công ty lớn - ở đó máy móc sẽ thay sức người; có những cái nhỏ trên cơ sở nông hộ, huy động được hàng trăm nghìn lao động, từ đó hợp lại mới có một ngành sữa lớn giải quyết được nhu cầu xã hội trên nhiều mặt. Nhất là từ khi Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân và nông thôn ra đời sẽ tác động tích cực đến phát triển bền vững ngành sữa nói riêng và nông nghiệp, nông thôn nói chung. 
 
 
 
                                                          Theo Báo ND
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Xã Trung Minh, TPHB phát triển sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu nhân dân trong và ngoài địa bàn
Khu tái định cư vùng di dân thuộc xã Phúc Sạn, huyện Mai Châu đang được thực hiện tại huyện Yên Thủy
Cán bộ phòng giao dịch NHCSXH huyện Cao Phong thực hiện giao dịch với các tổ vay vốn tại xã vùng cao Yên Lập

Công bố kết quả kiểm toán năm 2008 - Nguy cơ nhiều “ông lớn” trở thành... Vinashin

Tại cuộc họp công bố kết quả kiểm toán năm 2008 đối với các doanh nghiệp nhà nước và tổ chức tài chính - ngân hàng được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) công bố hôm qua (29-7), một lần nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp lớn có nguy cơ theo... vết đổ của Vinashin!

Bắt tay nhau nâng giá, 19 DN bảo hiểm bị phạt nặng

Ngày 29/7, Hội đồng cạnh tranh quốc gia đã thông báo sẽ phạt 19 doanh nghiệp bảo hiểm số tiền 1,708 tỷ đồng vì vi phạm Luật cạnh tranh.

Bất thường vốn FDI

Trong khi nước ta kỳ vọng vốn FDI sẽ giúp các ngành công nghiệp, nông nghiệp được chuyển giao công nghệ, hiện đại hóa nhưng thực tế nguồn vốn này đang “chảy” mạnh vào dịch vụ

Từ tháng 8, bán xăng sinh học E5 ra thị trường

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ngày 29-7 cho biết, bắt đầu từ tháng 8 sẽ đưa sản phẩm xăng sinh học E5 bán tại hơn 20 điểm ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vũng Tàu, Hải Phòng và Hải Dương.

Cam Cao Phong khẳng định uy tín thương hiệu trên thị trường

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết của Huyện uỷ Cao Phong về phát triển cây ăn quả có múi mà chủ lực là ở Công ty RQNS Cao Phong được coi là trung tâm chuyển giao kỹ thuật, những năm qua, Công ty đã không ngừng phấn đấu, xây dựng thành công thương hiệu cam Cao Phong. Sản phẩm cam ngày càng khẳng định được chất lượng, uy tín thương hiệu trong các cuộc bình chọn tầm cỡ quốc gia, cũng như trong lòng khách hàng gần xa.

Tái đàn sau dịch tai xanh: Dịch bệnh vẫn rình rập

(HBĐT) - Vào đầu tháng 5/2010 dịch lợn tai xanh bùng phát ở 4 xã, thị trấn huyện Tân Lạc. Sau hơn một tháng tích cực triển khai các biện pháp phòng dịch, UBND tỉnh đã công bố hết dịch vào cuối tháng 6/2010. Vừa hết dịch, nhiều người dân đã tái đàn khôi phục lại chăn nuôi nhằm “gỡ” lại những thiệt hại vì dịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục