"Đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo hướng DNNN chỉ tập trung vào những ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt mà Nhà nước cần nắm giữ, chấn chỉnh tình trạng tập đoàn, TCty mở quá rộng ngành nghề mới nhưng không liên quan đến ngành nghề chính, làm cho nguồn lực bị phân tán, rủi ro trong kinh doanh.
Việc sắp xếp, cổ phần hoá DNNN phải trên cơ sở cơ chế thị trường là tinh thần chỉ đạo trong kết luận của Bộ Chính trị nhằm chấn chỉnh hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, TCty nhà nước thời gian qua.
Bài học lớn
Theo chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, bài học lớn nhất của vụ sụp đổ tập đoàn kinh tế một thời được coi là hùng mạnh - Vinashin chính là bởi nguyên nhân nội tại trong cung cách điều hành của tập đoàn kinh tế nhà nước, khi được giao quá nhiều quyền lực và đồng vốn, nhưng lại buông lỏng kiểm soát. Việc đầu tư dàn trải, mua sắm tràn lan, không hiệu quả, đồng thời tham gia góp vốn vào quá nhiều Cty vượt quá khả năng kiểm soát của tập đoàn mẹ đã dẫn đến không kiểm soát được vốn, dẫn đến khoản nợ gần bằng tổng tài sản. Đây là bài học rất đau xót!
Rất nhiều "ông lớn" đã đầu tư vào bất động sản. Ảnh: Giang Huy |
TS Nguyễn Minh Phong - Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội - cho rằng: “Khi đa dạng hóa đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực mới mẻ, ít nhiều bản thân DN đánh mất đi lợi thế cạnh tranh vốn có của mình. DN rất dễ mắc sai lầm, thậm chí phải trả giá đắt do sự phân tán các nguồn lực, thiếu kỹ năng thẩm định công nghệ, thiếu các thông tin cập nhật, thiếu kinh nghiệm quản lý và phản ứng thị trường. Việc kiểm soát vốn vào hoạt động đa lĩnh vực là rất phức tạp, nếu làm không tốt thì sự thất thoát, lãng phí và khả năng đổ vỡ tài chính hoàn toàn có thể xảy ra. Các tập đoàn, TCty nhà nước xét cho cùng tiềm lực tài chính có hạn, nhưng đầu tư vốn dàn trải, sẽ buộc DN phải tìm đến các nguồn vốn mới, với những điều khoản thương mại ngặt nghèo. Điều này rất dễ đưa họ sa vào chiếc bẫy nợ nần…”.
Cạnh tranh trên cơ sở thị trường
Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, trên thực tế, các doanh nghiệp nhà nước lớn là các tập đoàn, TCty luôn dùng tiềm lực được Nhà nước dành nhiều ưu đãi để cạnh tranh với những DN nhỏ hơn trong một sân chơi thiếu bình đẳng, đã khiến các DN vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn, lại bị DN lớn bao sân khiến giá thị trường bị thao túng. Chẳng hạn, theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, đến cuối tháng 7.2009, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) ngoài các sản phẩm, dịch vụ liên quan tới viễn thông và công nghệ thông tin, còn mở rộng sang lĩnh vực như dịch vụ quảng cáo, kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực, còn đầu tư 3.590 tỉ đồng (chiếm 4,82% vốn chủ sở hữu) sang lĩnh vực bất động sản, tài chính-ngân hàng. Tập đoàn Caosu Việt Nam (VRG) cũng không chịu bó khuôn trong lĩnh vực caosu, mà còn nhảy sang ngành cơ khí, quản lý khai thác cảng biển, vận tải, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch nội địa, quốc tế.
TĐ Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) cũng với sang lĩnh vực dịch vụ vận tải biển, thủy điện, tài chính, chế tạo cơ khí và dư nợ phải trả gấp hàng chục lần vốn chủ sở hữu; TCty Hàng hải (Vinalines) và TĐ Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đầu tư ra ngoài lĩnh vực chuyên môn lần lượt là 873,78 tỉ đồng (chiếm 11,8% vốn chủ sở hữu) và 1.786 tỉ đồng (chiếm 16,15% vốn chủ sở hữu).
Mới đây, trong một cuộc trả lời báo chí, một quan chức Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) cho biết: Hiện đầu tư ngoài ngành của tập đoàn này đến thời điểm 30.6.2010 chỉ còn chiếm 0,05% so với tổng tài sản và 1,9% so vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, tập đoàn đang tiến hành tái cơ cấu lại các đơn vị thành viên, chuyển một số lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành trước đây thuộc sở hữu của tập đoàn cho các DN này nắm giữ. Trước đó, tỉ lệ vốn đầu tư ra ngoài ngành của PVN chiếm xấp xỉ 10% trên tổng vốn điều lệ lên tới 118.000 tỉ đồng.
Các chuyên gia kinh tế khẳng định: Các DNNN hiện chiếm giữ tới hơn 50% tín dụng đầu tư Nhà nước, 70% tổng dư nợ quốc gia và hơn 80% tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại, nhưng hiệu quả đầu tư so với lợi thế đều không cao, nếu không muốn nói là thấp nhất so với khu vực tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Bộ Chính trị yêu cầu: Thời gian tới, việc sắp xếp, CPH DNNN phải trên cơ sở cơ chế thị trường, các tập đoàn, TCty phải phối hợp với các DN thuộc các thành phần kinh tế trong nước để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Theo Báo NLĐ
(HBĐT) - Hoạt động của Công ty CP Xi măng ViNaConex Lương Sơn đã có sự thay đổi về chất, điều kiện làm việc và thu nhập của cán bộ CNVC- LĐ không ngừng được cải thiện, Công ty luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh từ 10-15%, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước.
Lạm phát trong hai tháng gần đây đã xuống thấp hơn cả dự báo. Tuy nhiên, dù các chỉ số được công bố có chiều hướng thuận lợi nhưng thực tế, giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng vẫn còn tăng mạnh, số hàng hóa giảm giá cực hiếm. Người dân vẫn chưa cảm nhận được “lạm phát thấp”.
Ngày 4/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam tại thủ đô Tokyo nhằm kêu gọi các nhà đầu tư Nhật Bản, nhất là các nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân, đầu tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.
Năm tháng cuối năm sẽ là khoảng thời gian được dự báo "dành" riêng cho tăng trưởng tín dụng VND vốn chỉ tăng khiêm tốn trong sáu tháng đầu năm. Hàng chục ngân hàng đưa ra các chương trình khuyến mãi gửi tiền VND phần nào phác họa bức tranh nóng bỏng của tín dụng VND các tháng cuối năm.
(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp của tỉnh thời gian qua đã có bước phát triển cả về năng suất, chất lượng, sản lượng. Diện tích gieo trồng cây hàng năm tăng, năm 2005 đạt 118.565 ha, năm 2009 là 124.700 ha tăng 4,9%, năm 2010 thực hiện 126.260 ha.
(HBĐT) - Cho đến thời điểm này, mặc dù đã chính thức đi vào hoạt động được gần 1 năm nhưng chợ Nghĩa Phương (phường Phương Lâm, thành phố Hoà Bình) vẫn chưa phát huy hiệu quả. Hiện mới có 212 điểm bán hàng ngoài trời đã ký hợp đồng và nộp tiền kinh doanh cố định, chỉ có 20 trong tổng số 216 kiốt được các tiểu thương thuê để bán hàng.