Hệ thống đường giao thông nông thôn xã An Bình, huyện Lạc Thuỷ được đầu tư nâng cấp phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân

Hệ thống đường giao thông nông thôn xã An Bình, huyện Lạc Thuỷ được đầu tư nâng cấp phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân

(HBĐT) - Với đặc thù là tỉnh miền núi địa hình phức tạp, điều kiện đi lại của người dân còn gặp nhiều khó khăn, năm 2004, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án “Cứng hoá đường giao thông nông thôn” giai đoạn 2004-2012. Trải qua hơn nửa chặng đường, toàn tỉnh đã cứng hoá được 984 km đường GTNT, hiệu quả xã hội từ việc thực hiện Đề án đã được khẳng định tạo nguồn động viên, khích lệ lớn đối với các tầng lớp nhân dân.

 

Đề án cứng hoá đường GTNT được xây dựng trên cơ sở khả năng, nguồn lực của tỉnh và đóng góp của nhân dân trên địa bàn với phương thức: “Nhân dân tự làm, Nhà nước hỗ trợ”, cụ thể là nhân dân đóng góp vật liệu, thiết bị và công lao động, Nhà nước hỗ trợ xi măng và chi phí quản lý. Theo Đề án được duyệt, trong giai đoạn từ 2004-2010 dự kiến cứng hoá được 1.350km đường, trong đó 900km đường có bề rộng 2,5m và 450km đường có bề rộng 2,0m. Tổng mức đầu tư thực hiện Đề án là 183 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 117 tỷ đồng và nhân dân đóng góp 66 tỷ đồng.

 

Đây là một chủ trương đúng đắn về phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh, phù hợp với nguyện vọng và mang lại lợi ích phục vụ thiết thực đời sống nhân dân và phát triển KT-XH của địa phương nên công tác tuyên truyền luôn được chú trọng và đẩy mạnh. Bằng hoạt động tuyên truyền, vận động, các địa phương đã tranh thủ được sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân dưới nhiều hình thức như: ủng hộ tiền mặt, máy móc thi công, công lao động để cứng hoá đường GTNT trên tinh thần công khai, dân chủ. Từ đó, phong trào toàn dân làm GTNT trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ. Mặc dù giá cả vật liệu luôn biến động ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện Đề án. Nhiều địa phương ở vùng sâu, xa dân cư thưa thớt, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn không có điều kiện và khả năng đóng góp bằng tiền mà chỉ có thể đóng góp bằng ngày công lao động… Tuy nhiên, đến hết tháng 6/2010, toàn tỉnh đã cứng hoá được 948km đường, đạt 70,2% kế hoạch. Trong đó, huyện Kim Bôi thực hiện hiệu quả nhất với 142km; huyện Lạc Sơn 119km huyện Mai Châu 87km; huyện Lương Sơn 79 km… Với tổng kinh phí đầu tư là 191 tỷ đồng. Trong đó Nhà nước hỗ trợ 104 tỷ đồng và nhân dân đóng góp 87 tỷ đồng.

 

Đầu tháng 7, trong chuyến công tác về thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, chúng tôi đã được chứng kiến không khí hào hứng, phấn khởi của bà con nhân dân  hoàn thành đang nỗ lực để hoàn thành nốt việc đổ bê tông trên đoạn đường còn lại. Theo báo cáo của UBND huyện, 10/10 km đường giao thông đến với các KDC trong thị trấn đã được rải bê tông cấp phối phong quang, sạch đẹp, đảm bảo cho việc đi lại và giữ gìn văn minh đô thị. Có chủ trương đúng, cộng với sự vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền và sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân nhiều xã vùng, sâu xa đặc biệt khó khăn cũng đề nghị được tham gia và thực hiện tốt kế hoạch cứng hoá đường GTNT. Điển hình như các xã: Đồng Chum, Mường Chiềng, Đồng Ruộng, Mường Tuổng của huyện Đà Bắc; xã Xăm Khoè của huyện Mai Châu; xã Bắc Sơn của huyện Kim Bôi…

 

Khi đã được tạo điều kiện và tự tham nâng cấp đường giao thông cho làng, xóm, khu dân cư hầu hết các địa phương đã làm tốt công tác quản lý công trình đảm bảo bền, đẹp. Thêm mỗi đoạn đường GTNT được mở rộng nâng cấp là thêm nhiều niềm vui cho các tầng lớp nhân dân các dân tộc tỉnh nhà. Đồng thời tạo nền tảng, động lực cho việc thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương. Đó là những hiệu quả thiết thực nhất mà Đề án cứng hóa đường GTNT của tỉnh đem lại.

 

                                                                    Thuý Hằng

 

Các tin khác

Từ trồng nấm, mỗi năm gia đình anh Chuyên có thu nhập hàng trăm triệu đồng
Doanh nghiệp thu mua lúa gạo phục vụ xuất khẩu đang gặp khó
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hai "đầu tàu" kinh tế không kìm được mức tăng CPI

Theo Tổng cục Thống kê, mặc dù CPI tháng 8 của hai “đầu tàu” kinh tế là Thành phố Hồ Chí Minh giảm 0,25% và Hà Nội tăng rất nhẹ là 0,15% nhờ triển khai quỹ bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, nhưng vẫn không đủ sức “ghìm” mức tăng giá tại nhiều địa phương.

Giá tiêu xuất khẩu giảm nhẹ

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam giảm nhẹ trong đầu tháng 8 do thế giới có thêm nguồn cung mới từ In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a... Hiện giá tiêu đen xuất khẩu ở mức 3.800 USD/tấn, tiêu trắng ở mức 5.500 đến 5.800 USD/tấn.

Thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai dự án sản xuất kinh doanh

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, tỉnh ta đã thu hút 50 dự án đầu tư với số vốn đăng ký khoảng 4.000 tỷ đồng ( 10 dự án FDI với số vốn 30 triệu USD), trong đó có 15 dự án đưa vào sản xuất kinh doanh với số vốn thực hiện 2000 tỷ đồng.

Đào tạo nghề cho xây dựng - Thị trường đòi hỏi, trường nghề lãng quên

(HBĐT) - Trong khá nhiều năm qua, nhu cầu thực tế của đại đa số doanh nghiệp xây dựng cũng như các chủ xây dựng tư nhân luôn ở tình trạng thiếu trầm trọng nhân công cũng như thợ lành nghề. Nhưng trên thực tế, các trường trung cấp, cao đẳng nghề TW, địa phương trên địa bàn tỉnh ta không thể tuyển sinh nổi dù chỉ một lớp sơ cấp nề hay trung cấp xây dựng.

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42: Phát triển dịch vụ logistics khối ASEAN

Với tư cách là Chủ tịch ASEAN 2010, từ ngày 22 đến 28-8, tại Đà Nẵng, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42 và các hội nghị liên quan, với sự tham gia của 18 Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và 8 nước, cộng đồng đối tác (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ, EU, Nga). Mở đầu sự kiện quan trọng này là Hội thảo chuyên đề về thực thi lộ trình hội nhập về dịch vụ logistics, diễn ra sáng 22-8.

Việt Nam tham gia Cúp “Thế giới Bánh mì và Bánh ngọt”

Ngày 25/8 tới, khoảng 35 ứng viên đến từ những tên tuổi lớn trong làng bánh mì Việt Nam sẽ tham gia vòng đấu loại khu vực phía Nam, nhằm tìm kiếm những thợ bánh giỏi tham gia Cúp “Thế giới Bánh mì và Bánh ngọt”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục