Sữa là một trong những mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá
Từ 1/10, khi hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá có biến động bất thường, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ công bố các biện pháp nhằm bình ổn giá.
Cụ thể, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi giá thị trường trong nước của hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá có biến động bất thường, xảy ra một trong các trường hợp như: giá tăng cao hơn so với mức tăng giá của các yếu tố đầu vào, hoặc cao hơn so với giá vốn hàng nhập khẩu do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính toán các yếu tố hình thành giá (chi phí sản xuất, giá thành, chi phí lưu thông, lợi nhuận….), không đúng với các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Khi giảm giá thì giá giảm thấp hơn không hợp lý so với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được tính toán theo các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế tính giá.
Giá tăng hoặc giảm không có căn cứ, trong khi các yếu tố hình thành giá không có biến động trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, địch họa, khủng hoảng kinh tế - tài chính, mất cân đối cung - cầu tạm thời hoặc do các tin đồn thất thiệt không có căn cứ về việc tăng giá hoặc giảm giá.
Giá tăng hoặc giảm không hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền về giá theo quy định của Luật Cạnh tranh và pháp luật có liên quan.
Tại Thông tư số 104/2008/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 13/11/2008, hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá là: xi măng, thép xây dựng, phân bón, sữa, muối, thuốc thú y... chỉ được áp dụng biện pháp bình ổn giá khi trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ trên thị trường tăng bình quân từ 15-20% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động.
Về thẩm quyền quyết định các biện pháp bình ổn giá, khi giá hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá có biến động bất thường theo quy định tại Thông tư này, Bộ Tài chính căn cứ tình hình thực tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định và công bố áp dụng một hoặc một số biện pháp bình ổn giá cụ thể như: các biện pháp để điều hành cung - cầu về hàng hóa, dịch vụ (giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa sản xuất và xuất nhập khẩu, giữa các vùng miền trong cả nước và giữa các thời điểm trong năm,...); mua vào, bán ra hàng dự trữ quốc gia thuộc hệ thống dự trữ Nhà nước; kiểm soát hàng hóa tồn kho của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh; các chính sách tài chính, tiền tệ phù hợp theo quy định của pháp luật.
Nếu được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền, Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ được quyết định các biện pháp bình ổn giá theo quy định là: quy định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá làm căn cứ để các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định mức giá mua, giá bán cụ thể; kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá….
Tại địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định.
Theo DanTri
(HBĐT) - Dẫn chúng tôi đi thăm các gian nhà trồng nấm, anh Hoàng Văn Chuyên, xóm Gò Trại, xã Cư Yên, huyện Lương Sơn cho biết: Trồng nấm không cần nhiều vốn và điểm thuận lợi là có thể tận dụng những sản phẩm phụ của nông nghiệp như rơm rạ, bông, bã mía, mùn cưa đều có thể là nguồn nguyên liệu để thực hiện trồng nấm
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở ĐBSCL đang than phiền nguồn cung gạo nguyên liệu cho xuất khẩu hiện khan hiếm. Tại một số địa phương, lúa gạo trong dân và thương lái vẫn còn nhưng doanh nghiệp không mua được vì nông dân chưa bán ra, chờ giá tăng thêm.
Các doanh nghiệp kinh doanh sữa phải đăng ký giá trước khi quyết định tăng và chịu sự kiểm soát các yếu tố hình thành giá. Thông tư số 122/2010/TT-BTC Bộ Tài chính vừa ban hành quy định rõ như vậy.
Nguồn vốn đầu tư tại các KCX-KCN TPHCM đã có sự đổi chiều ngoạn mục: Vốn trong nước cao hơn hẳn so với vốn đầu tư nước ngoài
Theo Tổng cục Thống kê, mặc dù CPI tháng 8 của hai “đầu tàu” kinh tế là Thành phố Hồ Chí Minh giảm 0,25% và Hà Nội tăng rất nhẹ là 0,15% nhờ triển khai quỹ bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, nhưng vẫn không đủ sức “ghìm” mức tăng giá tại nhiều địa phương.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam giảm nhẹ trong đầu tháng 8 do thế giới có thêm nguồn cung mới từ In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a... Hiện giá tiêu đen xuất khẩu ở mức 3.800 USD/tấn, tiêu trắng ở mức 5.500 đến 5.800 USD/tấn.