Một góc Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Một góc Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Ngày 12/9, ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng Giám đốc Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tiếp tục vận hành ở mức 100% công suất thiết kế, sản phẩm đạt chất lượng, các phân xưởng công nghệ và phụ trợ vận hành an toàn, ổn định.

 

Tính đến giữa tháng 9/2010, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã nhập 73 lô dầu thô với khối lượng 5,72 triệu tấn, chế biến hơn 4,63 triệu tấn dầu thô và sản xuất được hơn 4,98 triệu tấn sản phẩm, xuất bán ra thị trường 4,74 triệu tấn sản phẩm đều đạt chất lượng. Đặc biệt, có 4.500 tấn xăng máy bay Jet A1 đầu tiên đã được xuất bán cho công ty BP Singapore Pte. Ltd thuộc Tập đoàn dầu khí BP (Anh).

Bên cạnh đó, Nhà máy
sản xuất hạt nhựa Polypropylene Dung Quất đến nay đã sản xuất được hơn 16.000 tấn sản phẩm hạt nhựa PP đạt chất lượng, xuất bán ra thị trường 14.000 tấn; đồng thời Tập đoàn đã tổ chức lễ bàn giao từ Nhà thầu HEC cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn chính thức tiếp nhận, quản lý và vận hành nhà máy Polypropylen vào ngày 25/8.

Được biết, Ban quản lý Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất vừa có văn bản kiến nghị Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cấp thêm 134ha đất để mở rộng và nâng công suất chế biến từ 6,5 triệu tấn lên 10 triệu tấn dầu thô một năm theo chỉ đạo của Chính Phủ, đồng thời tăng trữ lượng dự trữ dầu thô và phát triển thành Trung tâm lọc hóa dầu quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất.

Theo văn bản, với tổng diện tích 134ha đất để mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ được bố trí: Khu bể chứa thành phẩm 14,3ha, Khu bể chứa trung gian 27,3ha, Khu bể chứa dầu thô 20ha, Khu đông Nhà máy 30,8ha, Khu các phân xưởng công nghệ 41,7ha.

Trước đây, tổng diện tích thuộc dự án nhà máy lọc dầu có hơn 800ha, trong đó có diện tích khoảng 338ha mặt đất và 471ha mặt biển, riêng khu vực nhà máy chính 110ha, cảng xuất sản phẩm 135ha, diện tích còn lại là khu bể chứa dầu thô, bể chứa sản phẩm, tuyến ống lấy nước biển và xả nước thải, hành lang an toàn./.

                                                                           Theo Báo Nhandan

Các tin khác

Nhà máy xi măng Hòa Bình công suất 1.500 tấn clanker/ngày đêm chuẩn bị khánh thành.
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh áp dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả họat động của đơn vị.
Cán bộ Chi cục BVTV hướng dẫn kỹ thuật phụ thuốc phòng bêẹh hại lúa cho ĐVTN huyện Kim Bôi.
Đồng chí Nguyễn Hữu Duyệt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ thăm mô hình nuôi ba ba  của HTX Phương Liệt

Tân Lạc: Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi trâu, bò theo hướng sản xuất hàng hoá

(HBĐT) - Theo Nghị quyết số 04/NQ-HU của Huyện uỷ Tân Lạc về phát triển chăn nuôi trâu bò hàng hoá giai đoạn 2006 – 2010, toàn huyện sẽ đẩy mạnh chăn nuôi trâu bò theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm đưa ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu bò nói riêng trở thành ngành sản xuất chính. Đến nay, huyện Tân Lạc đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết

Giá trị giải ngân các nguồn vốn đạt 626,9 tỷ đồng

(HBĐT) - Đến cuối tháng 8/2010, giá trị giải ngân các nguồn vốn đạt 63% kế hoạch. Trong đó một số nguồn vốn đạt khá là: Nguồn vốn vượt thu ngân sách tỉnh thực hiện đạt 30,7 tỷ đồng, đạt 76,7% KH; hạ tầng du lịch 9 tỷ đồng, đạt 69,6% KH; trái phiếu chính phủ đạt 374,3 tỷ đồng, đạt 67,2% KH; các nguồn vốn hỗ trợ khác đạt 42,7 tỷ đồng, đạt 65,1% KH...

Trung tâm Xúc tiến thương mại và du lịch: Lấy phong trào thi đua làm đòn bẩy

(HBĐT) - Được thành lập chưa lâu, nhưng sự bắt nhập trong quản lý và vận hành của cán bộ, viên chức Trung tâm xúc tiến thương mại và du lịch (Sở Công thương Hòa Bình) đã được thể hiện rõ nét. Những thành tích mà đơn vị đã đạt được trong thời gian qua luôn có dấu ấn của phong trào thi đua yêu nước.

Việt Nam tiến 16 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu

Với 10 trong số 12 chỉ tiêu thành phần được cải thiện, Việt Nam trở thành một trong quốc gia có sự thăng tiến mạnh mẽ nhất trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố

Quản lý dịch vụ phân phối vẫn còn lúng túng

Từ nhiều năm qua, quản lý dịch vụ phân phối tại Việt Nam luôn bị hụt hơi so với thực tế và quy mô phát triển. Đây là nội dung chính đặt ra tại hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế về quản lý dịch vụ phân phối và kiến nghị chính sách cho VN” do Dự án Hỗ trợ thương mại Đa Biên – Mutrap III vừa tổ chức tại TPHCM.

Hải Phòng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đóng tàu tái cơ cấu sản xuất

Sáng 9-9, UBND TP Hải Phòng đã tổ chức họp với các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn nhằm bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, tập trung triển khai thực hiện tái cơ cấu lại các đơn vị thành viên của Tập đoàn CNTT Việt Nam (Vinashin) trên địa bàn Hải Phòng theo Kết luận của Bộ Chính trị và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục