PGĐ Sở GTVT Trần Hải Lâm giới thiệu hướng tuyến đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Dự án đường Láng- Hòa Lạc- TP Hòa Bình nằm trong quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông vận tải của tỉnh đến năm 2020. Dự án có vị trí đặc biệt quan trọng tạo ra trục giao thông liên kết giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc và các địa phương khác trong khu vực, giảm tải cho QL 6, góp phần hình thành những vùng động lực phát triển KT- XH của tỉnh. Vì vậy, dự án thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội.
Tính từ ngã ba Láng Hòa Lạc đến thành phố Hòa Bình dài khoảng 30km. Vì lý do sáp nhập 4 xã về thủ đô Hà Nội, nên tỉnh đã đề nghị Chính phủ cho tách ra thành 2 dự án, một phần trên địa bàn thành phố Hà Nội, phần còn lại trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện dự án này, nguồn lực đầu tư là vấn đề khá nan giải. Ngày 31/3/2008, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 475/TTg-CN đồng ý chủ trương xây dựng tuyến đường theo hình thức BT. UBND tỉnh ban hành Quyết định 951/QĐ-UBND ngày 2/5/2008 chấp thuận hồ sơ đề xuất Dự án Hòa Lạc- TP Hòa Bình. Tổng mức đầu tư 9.940 tỷ đồng, riêng đoạn Hòa Bình có tổng mức đầu tư khoảng 6.700 tỷ đông. Địa điểm xây dựng tại các xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình, thuộc huyện Thạch Thất và Quốc Oai ( Hà Nội) và các xã Yên Quang, Phúc Tiến, Dân Hạ, Mông Hóa ( Kỳ Sơn) và xã Trung Minh ( TP Hòa Bình).
Ông Trần Hải Lâm, PGĐ Sở GTVT cho biết: Thiết kế cơ sở dự án đã được Bộ GTVT thẩm định. Dự án đã lựa chọn xong nhà thầu đầu tư và thi công theo hình thức BT. Cuối năm 2009, tỉnh đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho ứng trước ngân sách hỗ trợ tái định cư để khởi công dự án trong năm 2010. Ngày 16/4/2010, nhà đầu tư BT ( Công ty CP XNK tổng hợp Hà Nội) đã báo cáo kế hoạch triển khai dự án với lãnh đạo tỉnh và dự kiến khởi công trong 9/2010. Ngày 13/7, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đường cao tốc Hòa Lạc- TP Hòa Bình đoạn từ km 13+050- km 33+ 256. Theo đó, dự án được chia làm 2 giai đoạn: Đoạn đường cao tốc từ km 13+050- km 29+700 cấp đường cao tốc loại B, vận tốc thiết kế 100 km/h, chiều rộng mặt đường 33 m cho 6 làn xe chạy; đoạn tuyến đô thị từ km 29+700- km 33+256 là loại đường phố chính chủ yếu (khu vực miền núi), vận tốc thiết kế 60 km/h, chiều rộng nền đường 42m cho 6 làn xe chạy. Đường cao tốc Hòa Lạc- TP Hòa Bình sẽ đi qua các xã Yên Quang, Phúc Tiến, Mông Hóa, Dân Hạ, thị trấn Kỳ Sơn ( Kỳ Sơn) và xã Trung Minh, phường Tân Hòa ( TP Hòa Bình).
Chiều dài đoạn tuyến thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình khoảng 20,2 km. Điểm đầu km13+050 thuộc các xã Yên Quang (Kỳ Sơn), điểm cuối km33+020 tại điểm cuối đường Trương Hán Siêu (TP Hòa Bình) - khu vực xưởng cưa. Cụ thể, từ km 13+050, tuyến vượt đường quy hoạch vào khu đô thị tại km 14+020 đến xóm Rộn, xã Yên Quang tuyến đi song song với tỉnh lộ 446, vượt đèo Bụt tại km 18+850 đến km 23+150, đi men theo sườn núi (cách QL 6 từ 0,5- 1 km). Tuyến vượt suối Ngòi Móng rồi đi về phía thị trấn Kỳ Sơn, đi ngoài khu dân cư Đoàn Kết rồi nhập vào QL 6 tại km 29+700 (km 65+100- QL 6). Sau đó đi trùng QL 6 khoảng 2 km, rồi rẽ phải vượt sông Đà và kết thúc tại điểm cuối đường Trương Hán Siêu (TP Hòa Bình). Đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình sẽ được bố trí đầu tư hệ thống đèn chiếu sáng, cây xanh theo tiêu chuẩn. Đường có thể làm bằng bê tông xi măng, hoặc thảm nhựa áp phan có tính bền vững cao. Nhà đầu tư huy động vốn thực hiện dự án theo hình thức BT, được UBND tỉnh tạo điều kiện để thực hiện các dự án khác khai thác từ quỹ đất để thu hồi vốn và các nguồn vốn hỗ trợ khác. Theo lãnh đạo Công ty CP XNK Tổng hợp Hà Nội, Công ty đang phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương triển khai công tác GPMB, phấn đấu khởi công bảo đảm kế hoạch đặt ra.
Lê Chung
(HBĐT) - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản An Thịnh Vũ Duy Bổng phấn khởi cho biết: Đã có nhiều nhà đầu tư làm ăn thành công tại tỉnh Hòa Bình. Công ty là nhà đầu tư và kinh doanh hạ tầng KCN Lương Sơn với quy mô 230 ha.
(HBĐT) - Trong giai đoạn từ 2006 đến nay, tập thể cán bộ, đảng viên Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã bám sát định hướng, mục tiêu của Đảng, Nhà nước hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và đầu tư tín dụng hàng năm đạt tỷ lệ 25% - 28%, vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra từ 18 – 20%/ năm, góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, xứng đáng là “cánh chi đầu đàn” trong khối thi đua Tài chính – Ngân hàng trong tỉnh.
(HBĐT) - Vụ mùa năm nay, toàn huyện Kim Bôi cấy được 3.496,2 ha, đạt 97,1% kế hoạch. Đến nay cây lúa đang sinh trưởng khá tốt, trà sớm đang trỗ, trà chính vụ đang làm đòng, trà cuối đang bắt đầu làm đòng. Đây là thời điểm rất nhạy cảm với nhiều loại sâu bệnh cây hại.
(HBĐT) - Đó là kết luận của đồng chí Nguyễn Hữu Duyệt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ tại buổi làm việc với HTX TMDV Phương Liệt, thôn Quèn Thị, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn ngày 9/9/2010.
(HBĐT) - Theo Nghị quyết số 04/NQ-HU của Huyện uỷ Tân Lạc về phát triển chăn nuôi trâu bò hàng hoá giai đoạn 2006 – 2010, toàn huyện sẽ đẩy mạnh chăn nuôi trâu bò theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm đưa ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu bò nói riêng trở thành ngành sản xuất chính. Đến nay, huyện Tân Lạc đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết
(HBĐT) - Đến cuối tháng 8/2010, giá trị giải ngân các nguồn vốn đạt 63% kế hoạch. Trong đó một số nguồn vốn đạt khá là: Nguồn vốn vượt thu ngân sách tỉnh thực hiện đạt 30,7 tỷ đồng, đạt 76,7% KH; hạ tầng du lịch 9 tỷ đồng, đạt 69,6% KH; trái phiếu chính phủ đạt 374,3 tỷ đồng, đạt 67,2% KH; các nguồn vốn hỗ trợ khác đạt 42,7 tỷ đồng, đạt 65,1% KH...