Việc DN xăng dầu tự nguyện giảm giá là điều khó có thể xảy ra

Việc DN xăng dầu tự nguyện giảm giá là điều khó có thể xảy ra

Lỗ vì tỷ giá tăng, chưa đủ điều kiện để giảm giá... đó là một số trong nhiều lý do để các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối cho rằng chưa thể giảm giá xăng thời điểm này, dù giá xăng A92 nhập khẩu bình quân 30 ngày qua đã giảm xuống còn 79,4 USD/thùng, giảm khoảng 3 USD so với thời điểm tăng giá bán lẻ cách đây 1 tháng.

 

Có thể giảm ít nhất 200 đồng/lít xăng

Ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty xăng dầu VN (Petrolimex) cho biết mỗi lít xăng nhập khẩu doanh nghiệp (DN) này đang lãi khoảng 200 đồng, “mức lãi này chưa đủ điều kiện để giảm giá”, ông Dũng nói. Theo ông Dũng, giá nhập khẩu quan trọng, nhưng không quyết định hoàn toàn việc tăng hay giảm giá trong nước, mà còn phụ thuộc vào các tác động chi phí khác. Cụ thể, ở đợt điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ vừa qua của Ngân hàng Nhà nước VN, cứ mỗi 1 USD nhập khẩu khiến DN này phải tốn thêm 300 đồng, và hiện Petrolimex đã lỗ khoảng 400 tỉ đồng do điều chỉnh tỷ giá.

Petrolimex đang chiếm trên 60% thị phần kinh doanh xăng dầu. Các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối khác đều cho rằng một khi Petrolimex chưa giảm giá họ vẫn phải chờ.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia trong lĩnh vực này, hiện tại các DN xăng dầu đã lãi ít nhất 500 đồng/lít xăng. Do đó, mức giảm giá từ 200 - 300 đồng/lít xăng là hoàn toàn trong khả năng. Ông Đặng Vinh Sang, Tổng giám đốc Sài Gòn Petro, cũng cho biết giá cơ sở đang thấp hơn 200 đồng/lít so với giá bán lẻ, có thể giảm ít nhất 200 đồng/lít xăng. Tuy nhiên, có giảm giá xăng thực hay không thì DN này lại không khẳng định.

Trong khi đó, đại diện một DN đầu mối xăng lớn phía Nam cho hay họ sẵn sàng giảm giá với điều kiện khoảng cách các lần tăng/giảm giá từ 30 ngày theo quy định phải điều chỉnh thành 10 ngày, tức trong 10 ngày tới nếu giá thế giới tăng, DN cũng phải được quyền tăng giá bán lẻ.

Trở lại với lần tăng giá xăng gần đây nhất (ngày 9.8), giá cơ sở Petrolimex tính toán là 82 USD/thùng (giá cơ sở ngày 9.7 là 81,37 USD/thùng), tức giá xăng A92 nhập khẩu bình quân gia quyền 30 ngày tăng không đáng kể. Tuy nhiên, thời điểm đó Petrolimex kêu đã lỗ tới 600 đồng/lít xăng và tăng giá thêm 410 đồng/lít.

Câu chuyện kêu lỗ để tăng giá hay chưa đủ bù lỗ để biện minh cho việc chưa giảm giá đã là điệp khúc quen thuộc của các DN kinh doanh xăng dầu. Theo các chuyên gia, dù giá cơ sở được tính toán trên các số liệu công khai, nhưng rất khó kiểm soát các mức giá mà DN đưa ra cũng như lỗ lãi thực tế của DN là đến đâu. Ngay cả định mức chi phí kinh doanh 600 đồng/lít (mức tối đa theo Thông tư số 234 của Bộ Tài chính) ở mỗi DN cũng rất khác nhau. Có DN như Sài Gòn Petro cho rằng, mức chi phí này thực tế còn cao hơn, có thể tới 700 - 800 đồng/lít xăng, đẩy lợi nhuận định mức xuống còn 100-200 đồng/lít.

Tuy nhiên, một chuyên gia khác thì cho rằng cách tính chi phí kinh doanh, thù lao cho đại lý của các DN đang quá cao. DN cũng vin vào việc bị lỗ do điều chỉnh tỷ giá, nhưng các đầu mối xăng dầu luôn được ưu tiên mua USD với giá thấp hơn thị trường.

Khó chờ DN tự nguyện

Trao đổi với báo chí, đại diện Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho rằng Nhà nước sẽ không can thiệp, DN được tự quyết giá theo quy định của Nghị định 84. Nhưng bất cập của nghị định ở chỗ, khó chờ đợi được DN tự nguyện giảm giá.

Theo TS Ngô Trí Long, nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, DN kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, để DN tự quyết định thì chẳng có DN nào tự nguyện giảm giá. “Vấn đề vẫn nằm ở cơ chế, vì giá thế giới hạ DN đâu có hạ, phải “áp” thật mạnh DN mới chịu hạ. Xăng dầu vẫn là lĩnh vực độc quyền, nếu Petrolimex chỉ chiếm dưới 30% thị phần thay vì trên 60% như hiện nay sẽ là vấn đề khác. Petrolimex hiện vừa giữ vị thế thống lĩnh thị trường, vừa được quyền ra giá”, ông Long nói.

                                                                           Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

PGĐ Sở GTVT Trần Hải Lâm giới thiệu hướng tuyến đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình.
Tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 60% dự nợ của Ngân hàng NN&PNTN.

Những nghi án giấu lãi, giấu lỗ

Đã hết mùa công bố báo cáo tài chính (BCTC) 6 tháng đầu năm 2010, tuy nhiên vẫn còn nhiều công ty chậm công bố hoặc có số lãi đột biến gây nên nhiều thắc mắc cho nhà đầu tư.

Nhà máy Dung Quất vận hành 100% công suất

Ngày 12/9, ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng Giám đốc Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tiếp tục vận hành ở mức 100% công suất thiết kế, sản phẩm đạt chất lượng, các phân xưởng công nghệ và phụ trợ vận hành an toàn, ổn định.

Lương Sơn - vùng đất vẫy gọi thu hút đầu tư

(HBĐT) - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản An Thịnh Vũ Duy Bổng phấn khởi cho biết: Đã có nhiều nhà đầu tư làm ăn thành công tại tỉnh Hòa Bình. Công ty là nhà đầu tư và kinh doanh hạ tầng KCN Lương Sơn với quy mô 230 ha.

Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh: “Cánh chim đầu đàn” trong khối thi đua tài chính – Ngân hàng

(HBĐT) - Trong giai đoạn từ 2006 đến nay, tập thể cán bộ, đảng viên Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã bám sát định hướng, mục tiêu của Đảng, Nhà nước hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và đầu tư tín dụng hàng năm đạt tỷ lệ 25% - 28%, vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra từ 18 – 20%/ năm, góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, xứng đáng là “cánh chi đầu đàn” trong khối thi đua Tài chính – Ngân hàng trong tỉnh.

Kim Bôi: Tập trung dập dịch bệnh lúa mùa

(HBĐT) - Vụ mùa năm nay, toàn huyện Kim Bôi cấy được 3.496,2 ha, đạt 97,1% kế hoạch. Đến nay cây lúa đang sinh trưởng khá tốt, trà sớm đang trỗ, trà chính vụ đang làm đòng, trà cuối đang bắt đầu làm đòng. Đây là thời điểm rất nhạy cảm với nhiều loại sâu bệnh cây hại.

Cần tạo điều kiện cho mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới phát triển

(HBĐT) - Đó là kết luận của đồng chí Nguyễn Hữu Duyệt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ tại buổi làm việc với HTX TMDV Phương Liệt, thôn Quèn Thị, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn ngày 9/9/2010.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục