Con tôm là thế mạnh của các tỉnh ĐBSCL nhưng người nuôi tôm cũng nhiều phen lao đao vì dịch bệnh.
Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong giai đoạn 2011 - 2013
Đây là thông tin gây nhiều chú ý trong dư luận bởi là một nước nông nghiệp nhưng nông dân nước ta vẫn luôn phải đối mặt với rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh...
Hộ nghèo miễn phí tới 100%
Một trong những nội dung của dự thảo được nhiều người quan tâm là quy định những hộ nghèo sản xuất nông nghiệp khi tham gia chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp sẽ được hỗ trợ 90% - 100% phí bảo hiểm. Những hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo được hỗ trợ 60% - 70% phí bảo hiểm. Tổ chức sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 50% phí bảo hiểm.
Nguồn lực hỗ trợ gồm ngân sách Trung ương và các địa phương. Theo dự thảo, có 3 đối tượng được bảo hiểm gồm: cây trồng là cây lúa; vật nuôi trâu, bò, heo, gia cầm; thủy sản (gồm cá tra, cá basa, tôm sú, tôm chân trắng)...
Cũng theo dự thảo này, các loại thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trong nông nghiệp như: bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá... và dịch bệnh như cúm đối với gia cầm; dịch tai xanh đối với heo; bệnh lở mồm long móng đối với gia súc; bệnh thủy sản đối với tôm, cá tra; dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá đối với cây lúa... sẽ được ưu tiên bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm được phép thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp có trách nhiệm áp dụng các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp, bao gồm quy tắc, biểu phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm theo hướng đa dạng hóa như: bảo hiểm đơn hiểm họa, bảo hiểm đa hiểm họa, bảo hiểm theo chỉ số sản lượng, bảo hiểm theo chỉ số thời tiết... Đối với các sản phẩm bảo hiểm theo chỉ số, bồi thường bảo hiểm được dựa trên chỉ số thời tiết, dịch bệnh, sản lượng có mối tương quan với thiệt hại.
Giảm bớt rủi ro
Bộ Tài chính cho rằng thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nhằm góp phần bảo đảm an sinh xã hội nông thôn, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường bảo hiểm và giúp người dân sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục thiệt hại do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân VN, ông Nguyễn Duy Lượng, cho rằng bảo hiểm nông nghiệp càng làm sớm càng tốt cho nông dân và hội ủng hộ chính sách này. Việc nông dân mua bảo hiểm cho cây trồng, vật nuôi sẽ phần nào giảm sự bấp bênh, rủi ro khi xảy ra thiên tai địch họa, dịch bệnh vốn xuất hiện nhiều ở VN. Tuy nhiên, theo ông Lượng, trước mắt cần tiến hành thí điểm để rút kinh nghiệm từ thực tế, tránh việc bị lợi dụng hoặc không sát với sản xuất của người dân.
Cũng theo ông Lượng, chính sách bảo hiểm nông nghiệp đã được áp dụng từ rất lâu tại nhiều quốc gia và đã phát huy hiệu quả. Hiện nhiều nước châu Âu đã thực hiện trên diện rộng. Ở Đông Nam Á, Philippines cũng đã tiến hành thực hiện bảo hiểm nông nghiệp... Tuy nhiên, điều đáng nói là các nước đều xem bảo hiểm nông nghiệp không phải là dịch vụ kinh doanh thuần túy và thường có sự tài trợ rất lớn của nhà nước (ở Mỹ mức hỗ trợ lên đến 50%)...
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản VN (Vasep), cũng cho biết VN có nền sản xuất nông nghiệp lớn mà đến nay mới tính đến thí điểm bảo hiểm nông nghiệp là muộn. “Nhất là với sản xuất nông nghiệp lớn như nuôi cá tra, tôm sú... thì việc bảo hiểm là tối cần thiết để giảm thiểu những thiệt hại bất thường” – ông Dũng nói. Tuy nhiên, ông Dũng cũng băn khoăn việc triển khai trong thực tế cũng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.
Theo Báo NLĐ
(HBĐT) - Đến hết tháng 8/2010, tổng nguồn vốn huy động đạt 6.442 tỷ đồng, tăng 13,1% so với cuối năm 2009. Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế đạt 6.126 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cuối năm 2009, trong đó dư nợ cho vay dài hạn chiến tỷ trọng 50,7% tổng dư nợ.
Không nằm ngoài các dự đoán, lãi suất huy động USD tiếp tục được nhiều NHTM tăng lên trong thời gian gần đây là phản ứng tất yếu nhằm bù đắp lượng vốn huy động ngoại tệ thiếu hụt so với cho vay từ đầu năm đến nay.
Đã hết mùa công bố báo cáo tài chính (BCTC) 6 tháng đầu năm 2010, tuy nhiên vẫn còn nhiều công ty chậm công bố hoặc có số lãi đột biến gây nên nhiều thắc mắc cho nhà đầu tư.
Ngày 12/9, ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng Giám đốc Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tiếp tục vận hành ở mức 100% công suất thiết kế, sản phẩm đạt chất lượng, các phân xưởng công nghệ và phụ trợ vận hành an toàn, ổn định.
(HBĐT) - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản An Thịnh Vũ Duy Bổng phấn khởi cho biết: Đã có nhiều nhà đầu tư làm ăn thành công tại tỉnh Hòa Bình. Công ty là nhà đầu tư và kinh doanh hạ tầng KCN Lương Sơn với quy mô 230 ha.
(HBĐT) - Trong giai đoạn từ 2006 đến nay, tập thể cán bộ, đảng viên Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã bám sát định hướng, mục tiêu của Đảng, Nhà nước hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và đầu tư tín dụng hàng năm đạt tỷ lệ 25% - 28%, vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra từ 18 – 20%/ năm, góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, xứng đáng là “cánh chi đầu đàn” trong khối thi đua Tài chính – Ngân hàng trong tỉnh.