Tàu chở cát ở cảng Ba Cấp từ thành phố Hòa Bình lên thủy điện Sơn La chờ nước lên để được cẩu được cát xuống thuyền

Tàu chở cát ở cảng Ba Cấp từ thành phố Hòa Bình lên thủy điện Sơn La chờ nước lên để được cẩu được cát xuống thuyền

(HBĐT) - Tháng 9 là thời điểm cao trào của mưa lũ. Đã có 5 cơn bão nhưng những cư dân sống dựa vào dòng sông Đà lại đang “chết khát”. Họ mong ngóng từng hạt mưa, cơn lũ đổ về để mưu sinh. Người buôn bán mong nước lên để thuyền bè cập bến vào chở hàng. Người cửu vạn mong nước lên để có việc làm. Người vớt củi mong lũ về để có nhiều củi. Làng chài mong nước về để con tôm, con cá ngược dòng lên. Thuyền chở cát cho thủy điện Sơn La mong nước lên để được cát xuống thuyền. Tất cả đều mong lũ về.

 

Hàng năm vào mùa này, cảng ba cấp ở thành phố Hòa Bình tấp nập tàu ra vào, xe chở hàng chạy ngược xuôi, người làm các huyện đổ về tranh thủ làm thời vụ mùa lũ. Khác hẳn với mọi năm, năm nay trên bến dưới thuyền ở cảng đều đìu hiu. Hơn 20 chiếc tàu chở cát nằm dài chờ nước lên mới chuyển được cát xuống tàu. Anh Đinh Văn Ước, trưởng bến ba cấp buồn rầu: Thời điểm này là đang thời vụ thu hoạch ngô ở Sơn La. Mọi năm tàu vào cập bến kín cảng mỗi ngày có khoảng trên 30 chuyến xe ô tô vào cảng bốc ngô từ tàu lên. Năm nay, ngày nào cao điểm thì được 4 chuyến. Như hôm qua (12/9) không có tàu nào cập bến nên đội lái xe chẳng có việc làm. Hôm kia (11/9) có một tàu về có 3 chuyến ngô. Hôm nay, thì cả buổi sáng không có tàu nào về. Buổi trưa có một tàu về chắc được khoảng 3 chuyến ô tô. Nước trên lòng hồ xuống thấp tàu không đi được nếu đi cũng không vào cập bến được. Nhiều tàu lên Sơn La bốc ngô nước rút không đi được đành phải mắc cạn cả tháng trời trên đó. Để cho tàu vào bốc hàng bến đã thuê máy ủi đường xuống tận mép nước nhưng cũng chỉ có tàu nhỏ vào được. Tàu không vào được bến đồng nghĩa với việc đội quân bốc vác trên cảng phải chơi dài. Mấy hôm trước mực nước khoảng 100m thấp hơn mọi năm khoảng 17m, mấy ngày nay tôi thấy nước ngày càng xuống. Tôi làm ở đây gần 10 năm nay chưa thấy năm nào rơi vào tình cảnh như thế này.

 

Anh Thu quê ở huyện Lạc Sơn cho biết: Mọi năm ra đây làm không có lúc nào nghỉ. Tàu cập bến nhiều làm không hết việc. Nay thỉnh thoảng có việc không thì ngồi chơi suốt. Anh Ước cho biết thêm: Mọi năm sau khi nghỉ 2/9 tôi phải ngược xuôi tìm người làm. Có thời điểm có hơn 100 người mà làm không hết việc. Đến giờ chỉ có hơn 20 người mà thỉnh thoảng mới có việc. Nếu nước lòng hồ cứ xuống như này thì người làm bỏ về hết. Đến lúc nước lên thì không biết tìm ai mà làm. Đội tàu chở cát lên Sơn La ở cảng mấy tháng nay cũng nằm phơi mình trên lòng hồ. Nước rút tàu và xà lan không lên gần bãi để múc cát được mà cẩu cát thì không thể quăng xuống được. Nếu có cát thì cũng không đi được vì bị mắc cạn ở đây.

 

Gia đình anh Nguyễn Văn Huân ở xóm Tháu, xã Thái Thịnh, thành phố Hòa Bình có 3 khẩu quanh năm sống dựa vào nghề vớt củi bán cảng ba cấp. Mùa lũ anh đi dọc lòng hồ từ cảng ba cấp ngược lên Sơn La. Mùa khô vợ chồng anh đi dọc sông nhặt gốc cây trơ lại trên lòng hồ. Anh cho biết: Chưa bao giờ tôi đi quá vài chục cây số để vớt củi. Năm nay nước cạn không có lũ nên không có củi đi hai tuần về mới được một thuyền. Mọi năm một xe ô tô khoảng 14 m3 cuỉ giá 800 nghìn nay lên 1,4 triệu đồng, biết là được giá nhưng cũng đành chịu đành phải ngồi thuyền chờ nước lên.

 

Ông Nguyễn Văn Tám, làng chài Tân Thịnh cho biết: Hồi tháng 6 vừa qua nước hồ xuống thấp gần mực nước chết rồi lũ tiểu mãn về làm tôm cá chết nhiều. Giờ không còn cá để mà đánh. Không có cá nhiều gia đình làng chài sống khó khăn hơn. Họ mong ngóng từng ngày có lũ về nước lên con cá con tôm dễ bắt để cuộc sống đỡ khó khăn hơn.

 

 

                                                                                            Việt Lâm    

Các tin khác

Không có hình ảnh
Quầy giới thiệu và bán sản phẩm bánh trung thu trước cửa siêu thị AP Plaza luôn vắng khách
Cán bộ xã viên HTX DVĐN xã Sào Báy ứng dụng công nghệ thông tin trong SXKD và chủ động trong quản lý vận hành lưới điện đảm bảo an toàn.
anh Bùi Văn Ỏn chuyên tâm phát triển đàn trâu.

TP Hòa Bình: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH

(HBĐT) - Là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền thành phố đã tranh thủ và phát huy hiệu quả sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển KTXH một cách toàn diện.

Công ty CP Đầu tư và xây dựng công trình 222: Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong SXKD

(HBĐT) - Đảng bộ Công ty CP Đầu tư và xây dựng công trình 222 có nhiệm vụ lãnh đạo đơn vị quản lý, sửa chữa, khai thác cơ sở hạ tầng đường bộ dài 237,5 km bao gồm: Quốc lộ 6, Quốc lộ 15, đường Hồ Chí Minh đi qua các huyện trong tỉnh và TP Hà Nội, đồng thời thực hiện nhiệm vụ tổ chức thu phí hoàn vốn trạm thu phí Chương Mỹ - Hà Nội và tham gia xây dựng cơ bản các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng dân dụng, sản xuất vật liệu, hoạt động dịch vụ.

Anh Chi làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Theo sự giới thiệu của Hội Nông dân huyện Lương Sơn, chúng tôi tìm đến thăm trang trại nhà anh Nguyễn Ngọc Chi ở xóm Phượng Sồ, xã Tân Thành, một trong những hộ gia đình tiêu biểu sản xuất kinh giỏi của huyện.

Cần lắm bảo hiểm nông nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong giai đoạn 2011 - 2013

Hỗ trợ 100% lãi suất cho doanh nghiệp thu mua tạm trữ lúa, gạo

Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp tham gia mua tạm trữ lúa, gạo hè thu năm 2010.

Bất hợp lý giá xăng

Lỗ vì tỷ giá tăng, chưa đủ điều kiện để giảm giá... đó là một số trong nhiều lý do để các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối cho rằng chưa thể giảm giá xăng thời điểm này, dù giá xăng A92 nhập khẩu bình quân 30 ngày qua đã giảm xuống còn 79,4 USD/thùng, giảm khoảng 3 USD so với thời điểm tăng giá bán lẻ cách đây 1 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục