anh Bùi Văn Ỏn chuyên tâm phát triển đàn trâu.
(HBĐT) - Lên xã vùng cao Yên Thượng, huyện Cao Phong, hỏi thăm nhà anh Bùi Văn Ỏn ở thôn Bãi Thoáng, một nông dân niềm nở chỉ cho chúng tôi đi về phía trang trại xa xa cùng lời khen: Ở đây, nói đến phát triển kinh tế thì nhà anh ấy đứng hàng nhất đấy.
Sống ở mảnh đất vùng cao nghèo khó, anh Bùi Văn Ỏn ý thức được rằng muốn phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu thì ngoài đôi bàn tay cần mẫn còn cần phải có trí óc nhạy bén với kinh tế thị trường. Ngoài 20 tuổi, anh lấy vợ, sinh con, cuộc sống gia đình không tránh khỏi lúc ban đầu chật vật. Nhưng đến nay, nhờ tu chí làm ăn, vợ chồng hôm sớm bảo ban nhau làm lụng, từ chỗ khó khăn, kinh tế gia đình anh trở nên ổn định, có “của ăn, của để”.
Anh Ỏn tâm sự: Nếu chị lên thăm gia đình cách đây mười năm trước thì chẳng có gì mà khoe cả. Kinh tế gia đình vất vả, ruộng vườn, đất đai ít ỏi, đường xá lại không thuận tiện cho việc bán, mua. Vợ chồng anh làm quần quật may lắm cũng chỉ đủ ăn, đồ đạc trong nhà chẳng có gì. Sau này khi con cái lớn khôn một chút, có thể đỡ đần việc ruộng vườn, cuộc sống gia đình anh bớt vất vả đi.
Đó là thời điểm năm 2002, khi anh dồn toàn bộ số tiền gom góp được và mượn thêm vốn để mua trâu, phát triển kinh tế theo hướng chăn nuôi sinh sản. Chọn được giống trâu rồi, anh ngày ngày dắt chúng lên đồi, tìm nơi có đồng cỏ rộng để thoả thích kiếm nguồn thức ăn. Vào mùa rét, cỏ khan hiếm, anh tích sẵn rơm rạ khô, lá mía, sắn, ngô thì gia đình tự trồng được giúp đảm bảo thức ăn để nuôi trâu. Được chăm sóc tốt, tiêm phòng đầy đủ và giữ vệ sinh chuồng trại thường xuyên, đàn trâu của gia đình anh lớn nhanh, không mắc bệnh dịch.
Việc nuôi trâu sinh sản trong thực tế không hề đơn giản, anh ỏn đã tìm đến cán bộ khuyến nông, cán bộ thu y của huyện, xã nhờ hướng dẫn cách chăm sóc, anh còn tìm hiểu thông tin chăn nuôi trên sách khoa học kỹ thuật và báo chí. Quá trình nuôi, anh cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm. Kinh nghiệm chăn nuôi được anh chia sẻ: Nuôi trâu thường trong khoảng 2 - 3 năm là đến tuổi động dục, chu kỳ động dục trong khoảng 28 ngày. Thời gian mang thai của trâu cái trung bình 300 - 317 ngày. Việc nuôi dưỡng trâu mang thai khá kỹ lưỡng, không cho làm việc nặng quá hoặc rượt đuổi. Khi trâu đẻ nên cho ăn cỏ tươi, ăn thêm cám, bột cá, muối và chuồng trại phải sạch sẽ, yên tĩnh. Với nghé sau khi sinh ra, cho nghé bú sữa đầu ngay sau khi nghé tự đứng được, trong 10 ngày đầu cho nghé bú đầy đủ, từ một tháng trở đi tập cho nghé ăn cỏ non, có thể dứt sữa vào lúc 5 - 6 tháng tuổi.
Gần 10 năm qua, đàn trâu của gia đình anh từ 2 con đã tăng lên và duy trì lượng đàn dao động 11 - 13 con. Bên cạnh đó, anh còn đầu tư vào việc chăn nuôi kết hợp thu gom lợn địa phương vùng cao về huyện mang lại hiệu quả. Trong trồng trọt, anh mạnh dạn áp dụng các biện pháp KHKT, đưa giống lúa mới, ngô mới vào sản xuất, tích cực thâm canh tăng vụ, đảm bảo nguồn lương thực và dư dật một ít bán ra thị trường. Bình quân mỗi năm, gia đình anh đạt mức thu nhập 40 - 50 triệu đồng. Từ nghề chăn nuôi, trồng trọt, anh có điều kiện cải thiện cuộc sống gia đình, trở thành tấm gương vựot khó làm giàu cho bà con nông dân vùng cao nơi đây học tập, làm theo.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp tham gia mua tạm trữ lúa, gạo hè thu năm 2010.
Lỗ vì tỷ giá tăng, chưa đủ điều kiện để giảm giá... đó là một số trong nhiều lý do để các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối cho rằng chưa thể giảm giá xăng thời điểm này, dù giá xăng A92 nhập khẩu bình quân 30 ngày qua đã giảm xuống còn 79,4 USD/thùng, giảm khoảng 3 USD so với thời điểm tăng giá bán lẻ cách đây 1 tháng.
Ban chỉ đạo Nhà nước dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa thống nhất kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ đối với các dự án trọng điểm ngành Dầu khí.
(HBĐT) - Dự án đường Láng- Hòa Lạc- TP Hòa Bình nằm trong quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông vận tải của tỉnh đến năm 2020. Dự án có vị trí đặc biệt quan trọng tạo ra trục giao thông liên kết giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc và các địa phương khác trong khu vực, giảm tải cho QL 6, góp phần hình thành những vùng động lực phát triển KT- XH của tỉnh. Vì vậy, dự án thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội.
(HBĐT) - Đến hết tháng 8/2010, tổng nguồn vốn huy động đạt 6.442 tỷ đồng, tăng 13,1% so với cuối năm 2009. Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế đạt 6.126 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cuối năm 2009, trong đó dư nợ cho vay dài hạn chiến tỷ trọng 50,7% tổng dư nợ.
Không nằm ngoài các dự đoán, lãi suất huy động USD tiếp tục được nhiều NHTM tăng lên trong thời gian gần đây là phản ứng tất yếu nhằm bù đắp lượng vốn huy động ngoại tệ thiếu hụt so với cho vay từ đầu năm đến nay.