Anh Bùi Văn Chung, thôn Ninh Ngoại, xã An Bình gương điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế.
(HBĐT) - Đến thôn Ninh Ngoại, xã An Bình, huyện Lạc Thuỷ không ai không biết đến mô hình trang trại tổng hợp của anh Bùi Văn Chung, người nông dân biết vươn lên thoát khỏi đói nghèo, trở thành gương điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế.
Sinh ra và lớn lên trong một ra đình nông dân nghèo, năm 1986, anh Bùi Văn Chung lập gia đình. Những năm đó, đời sống gia đình anh gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp lại nhiều bấp bênh, trong khi đó bản thân và gia đình kinh nghiệm, vốn liếng làm ăn cũng chưa có gì. Xuất phát từ những khó khăn đó, anh đã chủ động, tìm tòi, học hỏi những kiến thức về trồng rừng. Được sự hỗ trợ của các cấp, ngành, đặc biệt là Hội Nông dân huyện và tỉnh, gia đình anh đã mạnh dạn phát triển mô hình sản xuất chăn nuôi kết hợp với trồng rừng. Năm 1997, được Ngân hàng NN&PTNT huyện cho vay 3 triệu đồng, cộng thêm vay của anh em họ hàng, vợ chồng anh quyết tâm lập kế hoạch phát triển kinh tế. Với lợi thế có sẵn có về đất rừng bỏ hoang, anh đã mạnh dạn mua giống cây keo về trồng với qui mô nhỏ và kết hợp với chăn nuôi dê, bò. Đây cũng là điểm xuất phát đầu tiên với phương châm "lấy ngắn nuôi dài" tích lũy kinh tế để phát triển sản xuất. Từ mô hình sản xuất này, mỗi năm cho gia đình có nguồn thu từ 17 đến 20 triệu đồng, kinh tế gia đình dần đi vào ổn định. Với lợi thế có đất rừng và nguồn nước ổn định, anh quyết định đào ao nuôi cá và vay thêm vốn ngân hàng để nuôi trồng theo hướng phát triển kinh tế trang trại tổng hợp, từ đó anh mở rộng qui mô trồng trọt, chăn nuôi. Từ năm 2007 đến nay, anh đã mở rộng diện tích trồng 30 ha cây keo và duy trì chăn nuôi thường xuyên khoảng 20 con bò, 30 con dê. Qua đó thu hút, tạo việc công ăn việc làm cho 10 đến 15 lao động thường xuyên với thu nhập 1,5 triệu đồng/người/tháng.
Với kết quả của mô hình trang trại tổng hợp, hàng năm trừ chi phí gia đình anh có nguồn thu từ 140 - 160 triệu đồng. Đây là một khoản thu chưa phải là cao so với mặt bằng chung nhưng so với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp ở vùng quê thuần nông An Bình là nguồn thu đáng kể. Chính từ nguồn thu này đã giúp gia đình anh vươn lên thoát nghèo, xây được nhà kiên cố, đầu tư cho con cái học hành, tích lũy vốn để mở rộng sản xuất. Ngoài cần cù chịu khó trong làm kinh tế, bản thân và gia đình anh luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào của địa phương, luôn sẵn sàng chia sẽ và giúp đở kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ gia đình cho mọi người. Cũng vì thế, anh được mọi người tìm đến học hỏi kinh nghiệm.
Từ một nông dân nghèo, với nghị lực và quyết tâm học hỏi của mình, anh Bùi Văn Chung đã đem lại cho gia đình cuộc sống đầy đủ, ấm no, góp phần xây dựng quê hương thêm khởi sắc. Vừa qua, anh được UBND huyện xét tặng danh hiệu điển hình tiên tiến được cử dự Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Hoà Bình lần thứ III (giai đoạn 2006-2010).
Hoàng Huy
(HBĐT)- Tỉnh ta có 8 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có tổng diện tích 1.600 ha. Ban quản lý các KCN tinh đã tổ chức công bố quy hoạch tổng thể phát triển các KCN tỉnh đến năm 2020, đang triển khai các thủ tục thẩm định lập quy hoạch 4 KCN là Mông Hóa, Thanh Hà, Nam Lương Sơn và Nhuận Trạch.
(HBĐT) - Những năm qua, nông nghiệp huyện Cao Phong đã có những bước tiến vượt bậc. Nhiều kỹ thuật mới, tiên tiến được áp dụng vào sản xuất, nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bước đầu đã hình thành vùng sản xuất cam, mía, cây ăn quả có múi hàng hóa trong khi an ninh lương thực vẫn được đảm bảo. Kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của những cán bộ phòng NN&PTNT.
(HBĐT) - Đến nay, huyện Lương Sơn đã triển khai xây dựng 161 công trình xây dựng cơ bản gồm các nguồn vốn, với tổng mức đầu tư 978,805 tỉ đồng.
(HBĐT) - Ngày 1/10, tại xã Hợp Kim, huyện Kim Bôi, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả sản xuất giống nông hộ vụ mùa năm 2010.
Từ hôm nay (1-10), thông tư 13 chính thức có hiệu lực, một số ngân hàng đã công bố điều chỉnh lãi suất tiết kiệm VND, USD và vàng. Trong đó đã có ngân hàng đầu tiên công bố giảm lãi suất tiết kiệm tiền đồng, nhưng cũng có một số ngân hàng vẫn tiếp tục tăng lãi suất huy động USD và vàng.
Giá vàng trong nước tăng đột biến và luôn cao hơn thế giới. Người dân gần như không mua - bán vàng, nguồn cung bị hạn chế, trong khi đối tượng vay vàng ồ ạt mua để trả nợ.