Công ty Hoàng Sơn đầu tư 17 tỷ đồng xây dựng trung tâm VLXD hiệu quả.
(HBĐT) - Trong những năm qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đóng góp quan trọng trong quá tình phát triển KT-XH ở địa phương. Nhân kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, HBĐT đã có cuộc trao đổi với ông Hà Văn Thắng, UVTƯ Hội Doanh nghiệp, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh , Giám đốc Công ty Cổ phần 26/3.
PV: Ông đánh giá thế nào về đội ngũ doanh nghiệp của tỉnh ta hiện nay?
Ông Hà Văn Thắng: Đội ngũ doanh nghiệp tỉnh có sự phát khá mạnh mẽ, đang chứng tỏ là lực lượng chủ công trong phát triển KT-XH của địa phương. Toàn tỉnh đã có trên 1.700 doanh nghiệp. Hằng năm, các DN thực hiện doanh thu hàng nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách hàng trăm tỷ, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Khác hẳn trước đây, các doanh nghiệp của tỉnh đã “tự tin” hơn rất nhiều. Tự tin trước cơ chế mới. Các chiến lược sản xuất kinh doanh, công tác quản lý điều hành đã bài bản hơn, quy mô và năng lực cũng không ngừng lớn mạnh. Nhiều doanh nghiệp đã tạo được sự phát triển bền vững trong hội nhập như: công ty Anh Kỳ, công ty ViNaSan, công ty 559, công ty Hoàng Sơn, công ty CP Phú Đạt, Công ty TNHH Văn Hồng, Công ty TNHH Xuân Mai, công ty Thịnh Phát... Các DN của tỉnh cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, đóng góp hàng tỷ đồng ủng hộ đồng bào khó khăn bị thiên tai, lũ bão, xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách, mẹ Việt Nam Anh hùng, nạn nhân chất độc gia cam...
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, bên cạnh những thành công trong sản xuất, kinh doanh và đóng góp cho kinh tế - xã hội địa phương, phần lớn các DN của tỉnh có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính, trình độ quản trị doanh nghiệp còn hạn chế, do đó mới chủ đầu tư vào các lĩnh vực đem lại lợi ích trước mắt, chưa tích cực đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng thế mạnh của địa phương, tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, ít sản phẩm xuất khẩu. Trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý của chủ DN chưa được cơ bản, chất lượng công nhân lao động thấp. Phần lớn DN chưa có những chiến lược sản xuất kinh doanh bài bản, dài hơi.
PV: Theo ông, các doanh nghiệp của tỉnh đang đứng trước những cơ hội và thách thức gì?
Ông Hà Văn Thắng: Trong đổi mới và hội nhập hiện nay, có rất nhiều cơ hội để DN phát triển. Về cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ phát triển các loại hình kinh tế ngày càng cởi mở, thông thoáng, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Ngoài ra, các DN ngày càng hội nhập sâu rộng nên có điều kiện giao lưu chia sẻ hợp tác làm ăn. Trước đây, doanh nghiệp hay phàn nàn về thủ tục triển khai các dự án đầu tư, về cải cách hành chính, thủ tục vay vốn phức tạp. Theo tôi, đây không phải là vấn đề nan giải. Nếu các DN quyết tâm làm ăn thì họ sẽ khắc phục được những khó khăn trên, nếu DN có phương án kinh doanh tốt thì không khó tiếp cận với vốn ngân hàng. Vấn đề “nóng” nhất hiện nay là các DN của tỉnh đang phải đối mặt với khó khăn về năng lực quản lý, lãnh đạo và chất lượng nguồn nhân lực thấp kém. Về năng lực lãnh đạo đó là nhận thức về các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, cách thức tư duy, thể hiện qua công tác quản lý và điều hành, xây dựng chiến lược phát triển triển DN. Về chất lượng nguồn lao động, tỉnh đã và đang triển khai nhiều chương trình đạo tạo, dạy nghề cho lao động, nhưng đào tạo phải gắn với nhu cầu của DN mới đắc dụng. DN của tỉnh đang “ khát” lao động có nghề. Nhiều DN nhận lao động qua các cơ sở dạy nghề, nhưng để sử dụng phải đào tạo lại, kể cả về kỹ năng và ý thức của người lao động. Mặc dù vậy, theo tôi với cơ chế đổi mới như hiện nay là điều kiện hết sức thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và những người có ý tưởng thành lập doanh nghiệp thành công.
PV: Thưa ông, Hội DN tỉnh sẽ làm gì để hỗ trợ DN phát triển sản xuất kinh doanh phát triển bền vững?
Ông Hà Văn Thắng: Về định hướng hoạt động tới đây, Hội DN tỉnh thực hiện một số giải pháp chăm lo, đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp hợp pháp cho các DN phát triển; tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành của DN về chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh; tăng cường liên kết hợp tác, phát huy tính năng động sáng tạo của giới DN trong sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ các DN nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý và cạnh tranh trên thương trường. Đồng thời đề xuất với lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành tiếp tục đổi mới cơ chế, khuyến khích đầu tư, cung cấp kịp thời cho các DN về chương trình, chính sách liên quan, đặc biệt là về quy hoạch xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp, các quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH, phối hợp thực hiện chiến lược đào tạo lao động cung cấp hiệu quả nhu cầu sản xuất, kinh doanh của DN; tạo điều kiện cho DN tiếp cận các chính sách ưu đãi, tham gia các dự án công trình, dự án trong điểm của tỉnh. Tuy nhiên ngay bản thân của mỗi DN cũng phải nhận thức mình đang ở đâu để tự đổi mới mình, tranh thủ nắm bắt các cơ hội phát triển bền vững, đóng góp nhiều hơn nữa cho quê hương.
PV: Xin cảm ơn ông!
Lê Chung
(Thực hiện)
(HBĐT) - 9 tháng năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước đạt 4.200 tỷ đồng. Riêng quý III, ước đạt 1.511 tỷ đồng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2010 tăng 3,15% so với tháng 8 và tăng 7,04 % so với tháng 12/2009.
(HBĐT) - Thời gian qua, công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ trên địa bàn toàn tỉnh được duy trì. Đầu năm tình hình dịch bệnh vật nuôi diễn biến phức tạp như dịch lở mồm long móng xảy ra trên địa bàn các huyện Đà Bắc, Cao Phong, gây nhiễm bệnh trên 80 con gia súc, làm chết 4 con, tiêu huỷ 14 con; bệnh lợn tai xanh xẩy ra trên địa bàn huyện Tân Lạc gây nhiễm 198 con, tiêu huỷ 124 con. Song nhờ có sự chủ động trong công tác phòng chống, khoanh vùng dập dịch đã hạn chế lây lan và thiệt hại cho sản xuất chăn nuôi.
(HBĐT) - Ngày 8/10, tại hai xã Vầy Nưa, Cao Sơn (Đà Bắc), Ban quản lý Dự án ADDA (Hội Nông Dân tỉnh) đã tổ chức ra mắt nhóm cùng sở thích trồng ngô và chăn nuôi. Đây là dự án quản lý và phát triển cộng đồng do tổ chức Phát triển nông nghiệp Châu Á của Đan Mạch phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai từ năm 2006 nhằm tiếp tục củng cố kiến thức các kỹ năng sản xuất sau khi được học tập theo mô hình IPM tại cộng đồng.
(HBĐT) - Ngày 8/10, Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh đã tổ chức họp báo về chương trình Đại hội Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh lần thứ IV nhiệm kỳ 2010-2015. Đến dự họp báo có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh… và các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - “Làm thế nào để tham mưu ngày càng tốt hơn cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính là điều phải làm của toàn thể cán bộ, công chức phòng TC-KH" – Bà Bùi Thị Kim Cúc, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Yên Thủy chia sẻ khi nhìn lại hiệu quả hoạt động chuyên môn của phòng trong vài năm trở lại đây.
(HBĐT) - Sau khi thủy điện Hòa Bình hoàn thành thì cuộc sống người dân vùng lòng hồ sông Đà gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ phải chuyển vào trong miền nam làm ăn sinh sống. Trong khi đó, anh Đinh Văn Nga ở xóm Mực, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc ở lại vận động bà con trồng luồng và bày cách cho họ đánh cá trên vùng hồ.