Nhiều hộ dân xã Cư Yên nuôi lợn nái cho thu nhập cao
(HBĐT) - Những năm qua, xã Cư Yên (Lương Sơn) đã dấy lên phong trào thi đua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả cây trồng, vật nuôi. Tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 18,8%, thu nhập bình quân đạt 9,1 triệu đồng/người/năm, toàn xã còn 2,7% hộ nghèo.
Chủ tịch UBND xã Cư Yên Hoàng Anh Đào cho biết: Là xã thuần nông có 855 hộ dân với trên 4.000 nhân khẩu sinh sống tập trung tại 15 xóm. Những năm qua, cấp uỷ, chính quyền xã đã lãnh đạo, nhân dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với mục tiêu giải quyết tốt vấn đề lương thực tại chỗ, nhằm khai thác hiệu quả những tiềm năng sẵn có của địa phương tiến tới xoá đói, giảm nghèo bền vững cho nhân dân. Với lợi thế là xã có diện tích đất nông nghiệp tương đối thuận lợi, xã vận động nhân dân tận dụng quỹ đất nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho phù hợp nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm, xã đều có nghị quyết chuyên đề về phát triển trồng trọt chăn nuôi, chuyển đổi đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế vào thâm canh, sản xuất. Phối hợp với các đoàn thể và các phòng chức năng của huyện như NN&PTNT, trạm KN-KL, trạm BVTV… tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao KHKT về trồng trọt và chăn nuôi nhằm nâng cao kiến thức cho người dân, tăng hệ số sử dụng đất, bố trí cây trồng hợp lý, tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Các giống lúa, ngô, đậu tương giống mới cho năng suất cao được đưa vào thay thế những giống cũ của địa phương đã bị thoái hoá và đưa các loại cây màu như lặc lày, đậu tương, ngô lai, dưa chuột, sắn dây trồng xen canh trên đất 2 vụ lúa và đất chuyên màu đã mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân. Quỹ đất được quay vòng trồng gối vụ quanh năm, nhiều diện tích đất 1 vụ, 2 vụ lúa không ăn chắc trước đây được chuyển sang trồng luân canh 2 và 3 vụ lúa màu, trong xã gần như không còn diện tích đất bỏ trống. Nhờ đó, tổng sản lượng lương thực năm 2010 ước đạt 2.386 tấn, thu nhập bình quân trên 1 ha canh tác đạt 50,6 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, chăn nuôi gia súc, gia cầm đang chuyển dịch theo hướng gia trại, trang trại cho năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Tổng đàn gia súc của xã duy trì ở mức trên 8.000 con và phát triển mạnh đàn gia cầm với trên 45.000 con. Hầu hết các hộ chăn nuôi quy mô lớn đầu tư xây hệ thống chuồng và làm bế chứa biooga để xử lý chất thải.
Song song với với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã vận động nhân dân phát triển các ngành nghề, dịch vụ tạo việc làm để tăng thêm thu nhập. Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, đồ mộc gia dụn. Theo ông Hoàng Anh Đào, với những kết quả đã đạt được trong những năm qua, thời gian tới xã tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi mạnh mẽ và bền vững, hướng tới một nền xản xuất nông nghiệp hàng hoá phong phú và đa dạng. Phấn đấu giá trị thu nhập trên một ha canh tác đạt 60 triệu đồng trở lên.
(HBĐT) - Huyện Cao Phong được chia tách từ huyện Kỳ Sơn năm 2001. Ngay sau khi được thành lập, huyện đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, định hướng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng chuyên canh, chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, cây công nghiệp, cây ăn quả…
(HBĐT) - 9 tháng năm 2010, công tác huy động vốn trên địa bàn huyện Đà Bắc đạt 42,4 tỉ đồng. Doanh số cho vay đạt 121,9 tỉ đồng, doanh số thu nợ 100,2 tỉ đồng, tổng dư nợ 215,1 tỉ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay theo cơ chế hỗ trợ lãi suất của Chính phủ 22 tỉ đồng, chiếm 20,4%.
Ngày 19-10, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Trong đó, WB đánh giá nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi tương đối mạnh mẽ, sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Tối 19/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Champasak và Lao Airlines tổ chức họp báo khai trương đường hàng không mới Vientiane-Paksé-Thành phố Hồ Chí Minh
Lạm phát tăng mạnh đẩy giá hàng hóa lên cao, làm cho doanh nghiệp khó cạnh tranh trên trường quốc tế
(HBĐT) - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Đinh Đăng Điện cho biết: Huyện Kỳ Sơn đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển. Quy hoạch phát triển KT-XH của huyện đã định hình rõ nét. Huyện đã có 2 khu công nghiệp nằm trong quy hoạch là KCN Mông Hóa và Yên Quang và các cụm công nghiệp khác ở Phú Minh, Mông Hóa, Dân Hòa. Vùng sản xuất nông lâm nghiệp đã hình thành làm cơ sở để phát triển sản xuất hàng hóa. Cạnh đó huyện có huyện có mạng lưới giao thông khá đồng bộ, bao gồm cả đường thủy, sẽ là những điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.