Công trình thi công đường liên xã thị trấn Cao Phong –Tây Phong(Cao Phong)

Công trình thi công đường liên xã thị trấn Cao Phong –Tây Phong(Cao Phong)

(HBĐT) - Những năm gần đây, mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh được qui hoạch, đầu tư theo hướng đồng bộ, khép kín, với nhiều dự án giao thông quan trọng đã được triển khai. Hệ thống giao thông đã cải thiện đáng kể bộ mặt hạ tầng của tỉnh; đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị; góp phần nâng cao đời sống, tạo sự phấn khởi, tin tưởng trong nhân dân.

 

Ông Trần Hải Lâm, Phó Giám đốc Sở GTVT cho biết: Mở mới, hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển KT-XH, đặc biệt các công trình giao thông là mục tiêu có tính chiến lược, được tỉnh ta rất coi trọng. Những năm gần đây, với sự định hướng, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, hệ thống các công trình giao thông của tỉnh không ngừng được mở rộng. Các tuyến đường Quốc lộ, liên tỉnh, liên huyện, giao thông nông thôn liên tục được nâng cấp, mở mới đã góp phần quan trọng, đẩy mạnh hoạt động giao lưu văn hoá, trao đổi hàng hoá của người dân các vùng, miền. Tính riêng từ đầu năm 2010 đến nay, tỉnh đã khởi công 3 tuyến giao thông quan trọng là đường 12 B, QL 21, QL 12B với tổng số vốn hàng nghìn tỷ đồng. Đặc biệt vào đầu tháng 10 vừa qua, dự án đường cao tốc Hòa Lạc- Hòa Bình với tổng mức đầu tư trên 6.700 tỷ đồng, điểm đầu  tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, điểm cuối tiếp giáp đường Trương Hán Siêu (TP Hòa Bình) đã chính thức được khởi công, đây là một trong những công trình giao thông trọng điểm có ý nghĩa thiết thực chào mừng Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 – 2015. Dự kiến khi các công trình giao thông này được hoàn thành sẽ tạo ra những lợi thế quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 

Hoà Bình có gần 4.500 km đường bộ. Được sự quan tâm, đầu tư của Chính phủ, Bộ GT-VT, những năm qua, trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án giao thông được khởi động. Từ các nguồn vốn WB, XDCB tập trung, ODA...nhiều tuyến tỉnh lộ được đầu tư khá cơ bản. Trong đó, các tuyến đường tỉnh như: đường 433- đi Đà Bắc; đường Bình Thanh- Thung Nai, Vạn Mai- Xăm Khoè, Khoan Dụ- An Bình...sau khi được đầu tư xây dựng đã đưa vào khai thác hiệu quả, đáp ứng lòng mong mỏi cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông, phát triển sản xuất, chăm sóc sức khoẻ, đẩy mạnh hoạt động giao lưu văn hoá, nâng cao đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn...

 

 Bên cạnh đó, Đề án “Cứng hoá đường giao thông nông thôn” giai đoạn 2004 - 2010 đã được cấp uỷ, chính quyền và nhân dân các các địa phương đồng tình hưởng ứng và tích cực ủng hộ. Phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã thực sự phát huy hiệu quả. Trải qua hơn nửa chặng đường, toàn tỉnh đã cứng hoá được gần 1 nghìn km đường GTNT. Theo Đề án được duyệt, trong giai đoạn từ 2004-2010 dự kiến cứng hoá được 1.350km đường, trong đó 900km đường có bề rộng 2,5m và 450km đường có bề rộng 2,0m. Hệ thống đường GTNT không chỉ tạo cho diện mạo đô thị và nông thôn thêm khởi sắc mà còn là yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

 

Ông Trần Hải Lâm cho biết thêm: Căn cứ vào chiến lược phát triển giao thông của tỉnh, trong thời gian tới ngành GTVT tiếp tục chủ động xây dựng những chiến lược phát triển phát triển giao thông cụ thể, phù hợp với điều kiện đặc thù của từng vùng miền trong tỉnh; tập trung hướng các hoạt động đầu tư để phát triển giao thông nông thôn và giao thông tại các thôn bản, vùng sâu, vùng xa; đồng thời tích cực tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo các công trình thi công đúng tiến độ và chất lượng; sát cánh cùng các đơn vị thi công, triển khai tốt các dự án giao thông, tạo điều kiện phát triển KT – XH, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền trong tỉnh và mở rộng giao thương với các tỉnh lân cận.

 

 

                                                                                                Hoàng Huy

 

Các tin khác

Nhiều hộ dân xã Cư Yên nuôi lợn nái cho thu nhập cao
Bưu điện tỉnh tổ chức quay số trúng thưởng chương trình “Gửi bưu kiện- trúng thưởng lớn”
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh

"Cửa mở" cho tương lai

(HBĐT) - Dù cận kề với thủ đô Hà Nội, nhưng hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh chưa đồng bộ. Toàn tỉnh có gần 4.500 km, trong đó có 5 tuyến QL khoảng 250 km, 21 tuyến đường tỉnh gần 400 km và đường vùng khó khăn gần 109 km; đường nội thị 92 km; 70 tuyến đường huyện dài 740 km, đường liên xã có 206 tuyến dài 2.758 km.

Cao Phong phát triển vùng cây công nghiệp

(HBĐT) - Huyện Cao Phong được chia tách từ huyện Kỳ Sơn năm 2001. Ngay sau khi được thành lập, huyện đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, định hướng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng chuyên canh, chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, cây công nghiệp, cây ăn quả…

Đà Bắc: Huy động vốn đạt 42,4 tỉ đồng

(HBĐT) - 9 tháng năm 2010, công tác huy động vốn trên địa bàn huyện Đà Bắc đạt 42,4 tỉ đồng. Doanh số cho vay đạt 121,9 tỉ đồng, doanh số thu nợ 100,2 tỉ đồng, tổng dư nợ 215,1 tỉ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay theo cơ chế hỗ trợ lãi suất của Chính phủ 22 tỉ đồng, chiếm 20,4%.

WB nhận định Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2010

Ngày 19-10, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Trong đó, WB đánh giá nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi tương đối mạnh mẽ, sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Khai trương đường bay Vientiane-Paksé-TP. HCM

Tối 19/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Champasak và Lao Airlines tổ chức họp báo khai trương đường hàng không mới Vientiane-Paksé-Thành phố Hồ Chí Minh

Xuất khẩu khó vì lạm phát cao

Lạm phát tăng mạnh đẩy giá hàng hóa lên cao, làm cho doanh nghiệp khó cạnh tranh trên trường quốc tế

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục