Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2010 đã tăng 1,05%, con số vừa được Tổng cục Thống kê công bố. Đây là mức tăng rất cao so với tháng 10 nhiều năm trước đây, giai đoạn từ 1995-2009, CPI các tháng 10 ghi nhận mức tăng cao nhất vào năm 2007, nhưng cũng chỉ tăng 0,74%.


1
CPI tháng 10 tăng cao nhất trong 15 năm qua.


So với tháng 12/2009, CPI tháng 10 tăng 7,58%, chỉ để lại khoảng hẹp 0,42% cho hai tháng cuối năm phấn đấu chốt vào mức tăng 8% cả năm như Chính phủ đã dự kiến. So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng này tăng 9,66%. Còn bình quân 10 tháng năm 2010, CPI đã tăng 8,75%.

Nhìn về xu hướng, mặc dù CPI tháng 10 đã giảm tốc so với con số 1,31% của tháng 9, nhưng nếu loại trừ các nguyên nhân đột biến do chính sách (như tăng học phí) khiến chỉ số giá tăng giật cục và đi ngang sau đó, giá cả nhiều loại hàng hóa, dịch vụ vẫn đang tăng lên.

Mặt bằng giá mới trong tháng 10 được thiết lập từ các nhân tố ảnh hưởng vĩ mô cũng như mất cân bằng cục bộ. Ở nguyên nhân cầu kéo, thị trường đang bước dần vào giai đoạn cuối năm với nhu cầu đối với các loại hàng hóa, dịch vụ bắt đầu tăng lên.

Có thể thấy hiện tượng này ở gạo, việc tăng giá mặt hàng này ở phía Nam là do các doanh nghiệp đẩy mạnh mua vào đáp ứng hợp đồng mới, trong khi người dân không mặn mà bán ra.

Hàng triệu người đổ về Hà Nội trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cũng làm cho nhu cầu về dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng mạnh, đẩy giá nhóm này lên cao chóng mặt. Trong khi việc cấm đường cũng gây cản trở nhất định tới vận chuyển nhu yếu phẩm cho nội đô, khiến giá lương thực, thực phẩm cũng được “đà” tăng cao.

Ngoài ra, giai đoạn chuyển mùa tại miền Bắc cũng đẩy giá nhiều mặt hàng lên cao như rau xanh, hoa quả, các sản phẩm may mặc, giày dép…

Ở nguyên nhân chi phí đẩy, là sự ghi nhận việc đan xen các nhân tố thuận lợi và bất lợi cho giá cả thị trường. Lãi suất bắt đầu được một số ngân hàng điều chỉnh giảm là tín hiệu tích cực, tuy nhiên chưa thể tác động ngay đến giá hàng hóa sản xuất tháng 10. Trong khi đó, tỷ giá thay đổi từ vài tháng nay lại tạo sức ép lớn đến nhóm các sản phẩm có nguồn gốc nhập khẩu.

Với một số lĩnh vực mang tính thời vụ như sửa chữa nhà ở chẳng hạn, việc thị trường xây dựng vào mùa cao điểm khiến nhu cầu nhân lực ngành này tăng cao, dẫn đến khả năng đàm phán giá có lợi hơn đối với các chủ thầu xây dựng.

Phía các nhân tố bên ngoài, giá hàng hóa thế giới cũng tăng lên trong tháng 10, ví dụ như đường, gas… cộng thêm với việc VND mất giá so với USD khiến giá nhiều loại hàng hóa trong nước liên quan đến nhập khẩu buộc điều chỉnh giá bán. Nguyên nhân này không chỉ tác động đến giá cả hàng hóa, nguyên liệu mới nhập khẩu mà ảnh hưởng cả giá bán ra của hàng hóa tồn kho từ giai đoạn trước.

Về tác động của chính sách, tăng học phí tại một số tỉnh trong tháng 10 tiếp tục là nguyên nhân đẩy chỉ số giá nhóm giáo dục tăng cao.

Ngoài ra, lũ lụt tại miền Trung vừa làm tăng giá lương thực tại các tỉnh này, vừa cắt đường vận chuyển ra Bắc khiến một số tỉnh cũng xuất hiện tình trạng tăng giá mạnh mặt hàng lương thực…

Thể hiện trên các con số, CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 10 đã tăng 1,32% so với tháng 9, cao hơn nhiều so với mức tăng 0,79% của tháng trước. Đóng góp vào mức tăng của tháng này, CPI lương thực tăng 1,89%; thực phẩm tăng 1,22% và ăn uống ngoài gia đình tăng 1,03%.

Nhóm có chỉ số giá tăng cao nhất tiếp tục là giáo dục, CPI tháng 10 nhóm này tăng 3,9% so với tháng 9. Các nhóm có chỉ số giá tăng mạnh tiếp theo là nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,04%; đồ uống, thuốc lá tăng 0,9%.

Chỉ có CPI bưu chính viễn thông giảm 0,07%, các nhóm còn lại tăng không nhiều, từ 0,7% đến 0,16%.

Chỉ số giá vàng tháng 10 tăng mạnh tới 7,87% so với tháng 9; chỉ số giá USD tăng 0,6%.

                                                                                             Theo Vnn

Các tin khác

Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Hiền Lương Xa Văn Chính tiên phong nuôi 9 lồng cá.
Ông Bùi Văn Uôi kiểm tra chất lượng giống nông hộ trên ruộng cấy thử nghiệm
Khách hàng mua sắm tại siêu thị Co.op Mart Nguyễn Đình Chiểu.
Không có hình ảnh

Vé Tết đã “căng”!

Còn hơn 3 tháng nữa mới đến Tết, nhưng nhiều chuyến bay của các hãng hàng không (HK) hiện đã không còn chỗ của những ngày cao điểm trước và sau Tết.

Vàng đang chịu áp lực giảm giá

Ngày 23-10, giá vàng miếng SJC tăng 90.000đ/lượng, lên 32,83 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cũng tăng 7 USD/ounce, lên 1.327 USD/ounce.

Giải ngân 3.308 triệu đồng Dự án KFW7

(HBĐT) - Dự án KFW7 (Dự án phát triển lâm nghiệp Hoà Bình và Sơn La) hoạt động từ năm 2007 xác định những mục tiêu cụ thể cho tỉnh Hoà Bình là: Trồng rừng: ít nhất 6.500 ha rừng, trong đó 3.000 ha trồng mới và 3.500 ha tái sinh tự nhiên. Trồng bổ sung trong và ngoài Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến khoảng 300 ha; Quản lý rừng dựa vào cộng đồng địa phương, khoảng 6-8 xã có những diện tích rừng phù hợp dự tính khoảng 3.500 ha; bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, Kim Bôi.

Hiệu quả từ mô hình nuôi cá dầm xanh ở Vạn Mai

(HBĐT) - Phát huy bản chất anh bộ đội Cụ Hồ, sau khi xuất ngũ năm 1989, cựu chiến binh (CCB) Hà Văn Quang ở xóm Lọng, xã Vạn Mai, huyện Mai Châu đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế gia đình với mô hình nuôi cá dầm xanh kết hợp với trồng luồng, kinh doanh dịch vụ.

Lạc Thuỷ: Hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2010

(HBĐT) - Đến hết tháng 9/2010, huyện Lạc Thuỷ đã trồng được 650 ha rừng đạt 100% kế hoạch, trong đó Dự án 661 trồng được 302,9 ha đạt 136,5% kế hoạch; công ty tư vấn đầu tư phát triển lâm nghiệp Xuân Mai (Trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai) hỗ trợ đầu tư giống, phân bón cho nhân dân trồng được 56 ha; rừng di nhân dân tự trồng và các dự án khác 292 ha.

Thủ tướng phê duyệt đề án về nâng cao nền kinh tế

Ngày 19/10/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1914/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án ''Những giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.''

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục