Nhà xuất khẩu tìm đến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để tránh rủi ro. Chưa có chính sách thúc đẩy phát triển hình thức bảo hiểm này
Do hậu quả của khủng hoảng, nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đã cắt giảm mạnh hạn mức xác nhận tín dụng khiến các quốc gia xuất khẩu rơi vào nguy cơ phải chịu rủi ro tín dụng cao. Đây là thời điểm thích hợp để Bộ Tài chính trình Chính phủ đề án triển khai thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Sản xuất hàng xuất khẩu ở Tổng Công ty Dệt May Gia Định. Ảnh: TẤN THẠNH
Doanh nghiệp xuất khẩu đặt hàng
Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), cả nước hiện có 28 doanh nghiệp (DN) bảo hiểm phi nhân thọ với tổng vốn chủ sở hữu 11.638 tỉ đồng, dự phòng nghiệp vụ 5.497 tỉ đồng (số liệu năm 2008). Trong đó, chỉ có ba DN bảo hiểm triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, gồm Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí (PVI), Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh) và Công ty TNHH Bảo hiểm QBE. Trong đó, QBE có 2 hợp đồng đạt doanh thu phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hơn 4 tỉ đồng, Bảo Minh có 6 hợp đồng, đạt doanh thu phí 3 tỉ đồng.
Trong khi đó, kết quả điều tra sơ bộ do Bộ Công Thương thực hiện tại 200 trên tổng số 35.000 thương nhân xuất khẩu cho thấy có rất ít DN áp dụng chương trình thủ tục quản lý nợ/quản lý rủi ro thanh toán. Phân loại rủi ro gặp phải trong hoạt động xuất khẩu có đến 68% là rủi ro thương mại, 17% rủi ro liên quan đến chính trị và 16% rủi ro liên quan đến ngân hàng. Tuy nhiên, chưa có DN nào tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, phần lớn chỉ tham gia bảo hiểm xuất khẩu hàng hóa. Kết quả điều tra của Bộ Công Thương cũng cho thấy 95% DN xuất khẩu có nhu cầu bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Trong đó, 78% muốn bảo hiểm rủi ro thương mại, 12% muốn tham gia các hình thức bảo hiểm rủi ro khác trong xuất khẩu như biến động về giá, tỉ giá, 10% quan tâm đến rủi ro chính trị.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, thực tế thị trường có nhu cầu và có tiềm năng về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhưng Nhà nước chưa có chính sách cụ thể thúc đẩy sản phẩm bảo hiểm này phát triển. Gần đây, một số DN gặp rủi ro trong hoạt động xuất khẩu đã tìm đến DN bảo hiểm đặt vấn đề ký hợp đồng.
Doanh nghiệp, ngân hàng cùng tham gia
Nhận thấy thị trường có nhiều cơ hội, một số DN bảo hiểm phi nhân thọ đang chuẩn bị triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu dưới hình thức kết hợp với một số công ty nước ngoài, trong đó có Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC), Bảo Việt. Ông Trần Trung Tính, Phó Giám đốc BIC, cho biết trong năm nay sẽ triển khai sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vì đây là thị trường tiềm năng và một số khách hàng bắt đầu có nhu cầu. Nếu như trước đây, phương thức thanh toán bằng L/C chiếm đến 90% kim ngạch mua bán hàng hóa trên thế giới thì hiện nay, các nhà xuất khẩu trên thế giới có xu hướng lựa chọn dịch vụ bảo hiểm cho các rủi ro xuất khẩu. VN cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Không chỉ DN bảo hiểm, các ngân hàng cũng bị hấp dẫn bởi bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và bắt đầu khai thác sản phẩm này. Hiện Sacombank đã có sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu cho các DN xuất khẩu qua thị trường các quốc gia mà Sacombank có chi nhánh (trước mắt là Lào và Campuchia) dưới hình thức mua lại khoản phải thu của khách hàng xuất khẩu tại VN. Đến hạn thanh toán, Sacombank chi nhánh nước ngoài sẽ tài trợ cho nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng. Ngân hàng này dự báo nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ mang lại hiệu quả lớn, phù hợp với định hướng chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động sang thị trường quốc tế cùng với hoạt động xuất khẩu của VN. Ngoài ra, Sacombank là 1 trong 4 ngân hàng VN được Tổ chức Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu Hoa Kỳ (CCC) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chọn cấp hạn mức bảo lãnh tín dụng theo chương trình GSM 102 với tổng hạn mức là 20 triệu USD, thời hạn bảo lãnh tối đa 12 tháng. Theo đó, Sacombank sẽ tài trợ cho các L/C nhập khẩu nông phẩm từ Hoa Kỳ với lãi suất ưu đãi, thời hạn lên đến 12 tháng.
Theo Báo NLĐ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa gửi báo cáo mới nhất trình Quốc hội về tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Trong bối cảnh nguồn vốn này sẽ có những thay đổi về chất và các điều khoản nhận viện trợ khi VN không còn là nước thu nhập thấp, để sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đòi hỏi phải có những cam kết sâu hơn từ những lĩnh vực, dự án thụ hưởng.
Không chỉ hàng nhập mà hàng trong nước cũng tăng giá theo USD. Tỉ giá USD trên thị trường đã vượt trên 20.000 đồng/USD. Nhiều mặt hàng nhập khẩu bị tác động, đẩy giá lên theo.
"Mục tiêu của quỹ là nhằm không để giá biến động bất thường và mục tiêu này đã đạt được. Tuy nhiên, ai làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật" - đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính (TC) Vũ Văn Ninh (ảnh) trả lời báo chí về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, khi có những ý kiến của các ĐBQH cho rằng quỹ này lập ra không hiệu quả.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2010 đã tăng 1,05%, con số vừa được Tổng cục Thống kê công bố. Đây là mức tăng rất cao so với tháng 10 nhiều năm trước đây, giai đoạn từ 1995-2009, CPI các tháng 10 ghi nhận mức tăng cao nhất vào năm 2007, nhưng cũng chỉ tăng 0,74%.
(HBĐT) - Theo thống kê của Chi cục Thủy sản, cơn lũ tiểu mãn đầu tháng 6/2010 đã làm cho 552 lồng cá tại các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, TPHB bị chết, thiệt hại trên 30 tỉ đồng.
(HBĐT) - Trong những năm qua, Hội nông dân (HND) xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc luôn tích cực trong việc thực hiện công tác tham mưu cho cấp uỷ xây dựng các mô hình sản xuất. Qua đó, đã đóng góp một phần không nhỏ giúp người dân tìm được hướng làm ăn phù hợp với điều kiện địa phương.