Chế biến cá basa xuất khẩu tại Công ty thủy sản Bình An, tỉnh Cần Thơ.
Theo Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ ngày 31/12, tất cả các sản phẩm chế biến từ cá tra, cá basa để xuất khẩu đều phải sử dụng tên thương mại in trên bao bì là cá basa (Pangsius hypoththalmus).
Trong quyết định trên, Bộ cũng yêu cầu các Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng thực hiện kiểm tra, chứng nhận chất lượng các lô hàng cá tra xuất khẩu có sử dụng tên thương mại “basa” theo quy định của thị trường nhập khẩu; hoặc theo Danh mục tên thương mại, tên khoa học các loài thủy sản do Trung tâm thủy sản thế giới, Tổ chức Nông Lương Liên Hợp quốc (FAO), Ủy ban châu Âu (EC) và nhiều tổ chức quốc tế phối hợp xây dựng.
Hiện có trên 150 quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ cá tra, cá basa nên theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chăn nuôi, các doanh nghiệp cần phải chủ động làm việc với các nhà nhập khẩu để được cung cấp tên khoa học, tên thương mại của mỗi nước nếu muốn được cấp giấy phép xuất khẩu các mặt hàng này.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), việc yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải in tên thương mại là basa trên bao bì, về lâu dài chính là cách “làm thương hiệu” cho ngành thủy sản Việt Nam.
Vasep cho biết thêm theo Đạo luật Farm Bill năm 2008 của Mỹ, nhiều nhà sản xuất cá nheo tại Mỹ đang tìm cách vận động Bộ Nông nghiệp Mỹ xem cá tra, cá basa của Việt Nam là catfish nên việc quy định tên thương mại là basa cho các sản phẩm chế biến từ cá tra, cá basa là cần thiết.
Ở Việt Nam, cá tra là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực. Để nghề nuôi cá tra, basa phát triển bền vững, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lương Lê Phương, trước mắt các địa phương cần rà soát hóa quy hoạch phát triển nuôi cá tra ở cấp tỉnh, huyện, xã; trên cơ sở đó lập các dự án ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi cá tra để đầu tư trong năm 2011.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm ban hành quy định về điều kiện nuôi cá tra và một số tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan, hướng dẫn đánh số vùng nuôi.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam đã đạt 1,34 tỷ USD trong năm 2009 và năm nay con số này dự kiến sẽ đạt khoảng 1,3 tỷ USD./.
Theo TTXVN
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa phê duyệt danh mục các dự án có chủ trương đầu tư để đăng ký vốn Trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015. Theo đó, toàn tỉnh có 78 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến trên 10.925 tỷ đồng.
(HBĐT) - Công ty cổ phần thương mại Định Nhuận nằm trên địa bàn TP Hoà Bình tiền thân là nhà phân phối bán hàng với tổng số 6 CB-CNV. Năm 2001, chính thức thành lập doanh nghiệp dịch vụ thương mại Định Nhuận chuyên kinh doanh các mặt hàng thương mại dịch vụ với 17 CB-CNV. Đến năm 2007, để bắt nhịp phát triển cùng với nền kinh tế thị trường, Công ty đã không ngừng đổi mới trong công tác quản lý kinh doanh và chọn lọc lao động có trình độ chuyên môn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa gửi báo cáo mới nhất trình Quốc hội về tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Trong bối cảnh nguồn vốn này sẽ có những thay đổi về chất và các điều khoản nhận viện trợ khi VN không còn là nước thu nhập thấp, để sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đòi hỏi phải có những cam kết sâu hơn từ những lĩnh vực, dự án thụ hưởng.
Không chỉ hàng nhập mà hàng trong nước cũng tăng giá theo USD. Tỉ giá USD trên thị trường đã vượt trên 20.000 đồng/USD. Nhiều mặt hàng nhập khẩu bị tác động, đẩy giá lên theo.
"Mục tiêu của quỹ là nhằm không để giá biến động bất thường và mục tiêu này đã đạt được. Tuy nhiên, ai làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật" - đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính (TC) Vũ Văn Ninh (ảnh) trả lời báo chí về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, khi có những ý kiến của các ĐBQH cho rằng quỹ này lập ra không hiệu quả.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2010 đã tăng 1,05%, con số vừa được Tổng cục Thống kê công bố. Đây là mức tăng rất cao so với tháng 10 nhiều năm trước đây, giai đoạn từ 1995-2009, CPI các tháng 10 ghi nhận mức tăng cao nhất vào năm 2007, nhưng cũng chỉ tăng 0,74%.