(HBĐT) - Giờ đây, rừng xanh đã khẳng định vị thế, mang đến cho người dân cuộc sống ngày càng no ấm. Từ chủ trương đúng đắn, sự chỉ đạo của chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế, ngay từ năm đầu tái lập tỉnh, nhân dân đã hăng hái tham gia bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng. Trồng rừng đã cho hiệu quả kinh tế cao giúp người dân làm giàu từ rừng và là cách giữ rừng hiệu quả nhất

 

Với diện tích đất lâm nghiệp trên 12.000 ha, trồng rừng được coi là thế mạnh trong phát triển KT-XH của huyện Lương Sơn. Để đưa trồng rừng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Đảng bộ huyện đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích người dân như: giao đất, giao rừng cho người dân quản lý và sử dụng; khuyến khích trồng rừng bằng khai thác các dự án trồng rừng, hỗ trợ giống cây lâm nghiệp, phân bón... Những cơ chế, chính sách cụ thể đã làm thay đổi nhận thức của người dân. Theo tính toán, cứ 1 ha rừng trồng ở Lương Sơn mỗi năm cho nguồn thu từ 35-40 triệu đồng. Phó phòng NN&PTNT huyện Nguyễn  Văn Thanh cho biết: Mỗi   năm, huyện có kế hoạch  trồng mới 700 ha rừng trở lên, nhưng thực hiện đều vượt kế hoạch. 100% diện tích lâm nghiệp đã giao cho các hộ. Rừng kinh tế phát triển tập trung ở các mô hình kinh tế trang trại. Hiện, cả huyện có 45 trang trại thì có 6 trang trại chuyên về lâm nghiệp với diện tích từ 20-60 ha.

 

Ông Bùi Văn Chúc, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp cho biết: Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch 3 loại rừng và phát động phong trào nhân dân trồng cây để nâng độ che phủ của rừng đạt 46% vào năm 2010. SX lâm nghiệp của tỉnh đã có chuyển biến mạnh mẽ từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội với giao đất, khoán rừng cho các hộ gia đình và thành phần kinh tế thực hiện quản lý, bảo vệ và xây dựng vốn rừng. Với các chương trình Quốc gia như 327, 661 và một số chương trình trồng rừng do các tổ chức quốc tế tài trợ và nhân dân tự trồng, tính đến nay, tỉnh ta đã trồng được trên 75 ngàn ha rừng tập trung, nâng độ che phủ của rừng đạt 45,5%, sản lượng gỗ khai thác hàng năm đạt trên 60.000 m3. Đến hết tháng 9/2010, toàn tỉnh đã trồng được 471.000 cây phân tán và 8.820,9 ha rừng trồng tập trung, trong đó có 1.988,1 ha rừng phòng hộ; 6.832,8 ha rừng SX. Toàn bộ các khu rừng khoanh nuôi, tái sinh các loại do các dự án rừng phòng hộ, đặc dụng cơ sở tổ chức thực hiện vẫn được quản lý, bảo vệ tốt, không có hiện tượng chặt phá rừng, cháy rừng và làm nương rẫy.

 

Trong định hướng phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp đến năm 2015, tỉnh xác định phát triển theo hướng SXHH, chất lượng và hiệu quả với khả năng cạnh tranh cao. Do vậy, việc đẩy mạnh đầu tư thâm canh theo chiều sâu, tiếp tục trồng mới rừng tập trung và cây phân tán, tăng diện tích cây công nghiệp được xem là nhiệm vụ hàng đầu. Để tạo cơ sở vững chắc phát triển kinh tế rừng, các phong trào trồng rừng, làm vườn và kinh tế trang trại đã phát triển sâu rộng trong nhân dân, các tổ chức, đơn vị. Để kinh tế rừng phát triển bền vững, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục thu hút các DN liên kết với người dân trong trồng rừng, tạo điều kiện thuận lợi cho DN liên doanh, liên kết với các hộ dân để đẩy nhanh tiến độ trồng rừng kinh tế. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án chế biến nông-lâm sản tạo đầu ra ổn định cho người dân trồng rừng, góp phần quan trọng vào công cuộc XĐ-GN và BVMT sinh thái của địa phương.

 

 

                                                                                            Đinh thắng

 

Các tin khác

Nghề dệt thổ cẩm ở Đông Lai - Tân Lạc giữ gìn và phát truyền thống dân tộc
Nông dân xã  Nhuận Trạch, Lương Sơn thu hoạch lúa mùa, năng suất ước đạt 52 tạ/hạ
Không có hình ảnh

Đầu tư thời @: Từ thua... đến lỗ

Nhà đầu tư trong nước nhận thông tin thị trường sau nhà đầu tư nước ngoài 5-7 phút. Khi đó giá tiền tệ, hàng hóa đã biến động, có thể ngược với dự báo

Thương hiệu nông sản Bạc Liêu

Ðã từ lâu, Bạc Liêu nổi tiếng "Nam Kỳ lục tỉnh" với nghề làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, trồng lúa... Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở địa phương còn nhiều bấp bênh, đơn lẻ, thiếu sự liên kết, nhất là khâu chế biến còn yếu kém. Tình trạng "trồng rồi chặt" diễn ra khá phổ biến. Nhận rõ thực trạng này, Bạc Liêu đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng thu nhập cho nông dân...

Khi đường cao tốc qua bản (Bài I)

(HBĐT) - Dự án đường cao tốc Hòa Lạc - TPHB có tổng mức đầu tư trên 6.700 tỉ đồng, chiều dài khoảng 20,2 km trên địa bàn các xã Yên Quang, Phúc Tiến, Mông Hóa, Dân Hạ, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn); xã Trung Minh, phường Tân Hòa (TPHB). Đây là tuyến đường có vị trí đặc biệt quan trọng, kết nối giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc. Khi hoàn thành, tuyến đường góp phần hình thành những vùng động lực phát triển KT-XH của tỉnh. Tuy nhiên, khi đường mới được khởi công đầu tháng 10/2010, tại xã Yên Quang (Kỳ Sơn) đã xảy ra nhiều chuyện vui, buồn.

Bước chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp ở Lạc Thuỷ

(HBĐT) - Trong những năm qua, ngành nông - lâm nghiệp Lạc Thủy đã có bước phát triển khá và trở thành ngành kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế huyện. SXNN đang phát triển theo hướng luân canh tăng vụ, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi nhằm đảm bảo an ninh lương thực, tăng sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Nhờ đó, giá trị SXNN chiếm trên 40% GDP toàn huyện. SXNN chuyển biến tích cực, kinh tế nông nghiệp, nông thôn cơ bản thoát khỏi nền kinh tế tự cấp, tự túc và đang chuyển dịch theo hướng SXHH, đa dạng hóa sản phẩm.

Hết “say” với cây sưa

Sau khi xảy ra cơn sốt gỗ sưa do giá mỗi cây gỗ sưa cả tỷ đồng, hàng ngàn nông dân khắp nơi trong cả nước đổ xô trồng cây sưa. Thậm chí, còn xuất hiện hàng trăm làng chuyên ươm cây sưa để bán. Nhưng giờ chẳng còn “say sưa” với cây sưa nữa, nông dân bỗng dưng… mắc nợ!

Vì sao Petro Vietnam để “tuột” thương vụ mua lại BP?

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cuối cùng đã trượt khỏi thương vụ mua tài sản của Tập đoàn Dầu khí Anh BP ở Việt Nam, dù PVN luôn thể hiện những thông điệp ấn tượng cho sự hiện diện của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục