Năm 2011 mức lương tối thiểu vùng đối với lao động làm việc tại doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ cao hơn mức lương hiện nay từ 100.000 - 370.000 đồng/tháng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 108/2010/NĐ - CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động (gọi chung là doanh nghiệp trong nước).
Theo đó, mức lương tối thiểu trong các doanh nghiệp hoạt động tại những vùng khác nhau được quy định cụ thể như sau: Vùng 1 (gồm các quận của Hà Nội, TPHCM): 1.350.000 đồng/tháng (hiện tại là 980.000 đồng/tháng); Vùng 2: 1.200.000 đồng/tháng (hiện tại 880.000 đồng/tháng); vùng 3: 1.050.000 đồng/tháng (hiện tại 810.000 đồng/tháng); vùng 4: 830.000 đồng/tháng (hiện tại 730.000 đồng/tháng).
Bện cạnh Nghị định trên, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 107/2010/ND - CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, lương tối thiểu tại các doanh nghiệp cũng được tính theo vùng: Vùng 1: 1.550.000 đồng/tháng (hiện tại là 1.340.000 đồng/tháng); vùng 2: 1.350.000 đồng/tháng (hiện tại 1.190.000 đồng/tháng); vùng 3: 1.170.000 đồng/tháng (hiện tại 1.040.000 đồng/tháng); vùng 4: 1.100.000 đồng/tháng (hiện tại 1.000.000 đồng/tháng).
Mức lương tối thiểu vùng trong 2 Nghị định trên được áp dụng để tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động, thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành theo thẩm quyền do pháp luật quy định.
Mức lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề), mức tiền lương thấp nhất phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng.
Thời gian bắt đầu áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới sẽ được chia theo 2 địa bàn, với 2 mốc thời gian khác nhau. Theo đó, đa số các địa phương bắt đầu thực hiện ngay từ ngày 1/1/2011, một số địa phương bắt đầu thực hiện từ ngày 1/7/2011
PV
Đằng sau tình trạng khai thác tận diệt khoáng sản, ngoài thất thoát tài nguyên, thiệt hại kinh tế, hệ quả để lại là môi trường bị tàn phá, đời sống người dân địa phương phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật và oằn mình gánh chịu nhiều hệ lụy để lại.
Nhà đầu tư trong nước nhận thông tin thị trường sau nhà đầu tư nước ngoài 5-7 phút. Khi đó giá tiền tệ, hàng hóa đã biến động, có thể ngược với dự báo
Ðã từ lâu, Bạc Liêu nổi tiếng "Nam Kỳ lục tỉnh" với nghề làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, trồng lúa... Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở địa phương còn nhiều bấp bênh, đơn lẻ, thiếu sự liên kết, nhất là khâu chế biến còn yếu kém. Tình trạng "trồng rồi chặt" diễn ra khá phổ biến. Nhận rõ thực trạng này, Bạc Liêu đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng thu nhập cho nông dân...
(HBĐT) - Dự án đường cao tốc Hòa Lạc - TPHB có tổng mức đầu tư trên 6.700 tỉ đồng, chiều dài khoảng 20,2 km trên địa bàn các xã Yên Quang, Phúc Tiến, Mông Hóa, Dân Hạ, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn); xã Trung Minh, phường Tân Hòa (TPHB). Đây là tuyến đường có vị trí đặc biệt quan trọng, kết nối giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc. Khi hoàn thành, tuyến đường góp phần hình thành những vùng động lực phát triển KT-XH của tỉnh. Tuy nhiên, khi đường mới được khởi công đầu tháng 10/2010, tại xã Yên Quang (Kỳ Sơn) đã xảy ra nhiều chuyện vui, buồn.
(HBĐT) - Trong những năm qua, ngành nông - lâm nghiệp Lạc Thủy đã có bước phát triển khá và trở thành ngành kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế huyện. SXNN đang phát triển theo hướng luân canh tăng vụ, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi nhằm đảm bảo an ninh lương thực, tăng sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Nhờ đó, giá trị SXNN chiếm trên 40% GDP toàn huyện. SXNN chuyển biến tích cực, kinh tế nông nghiệp, nông thôn cơ bản thoát khỏi nền kinh tế tự cấp, tự túc và đang chuyển dịch theo hướng SXHH, đa dạng hóa sản phẩm.
Sau khi xảy ra cơn sốt gỗ sưa do giá mỗi cây gỗ sưa cả tỷ đồng, hàng ngàn nông dân khắp nơi trong cả nước đổ xô trồng cây sưa. Thậm chí, còn xuất hiện hàng trăm làng chuyên ươm cây sưa để bán. Nhưng giờ chẳng còn “say sưa” với cây sưa nữa, nông dân bỗng dưng… mắc nợ!