Từ đầu tháng 11 đến nay, nhiều Cty dược phẩm đã có văn bản gửi đến các nhà thuốc tư nhân thông báo thuốc nhập khẩu tăng giá. Những mặt hàng chưa tăng, các nhà sản xuất và nhập khẩu cũng báo trước, lô hàng tới đây sẽ không còn ở giá cũ.

Thậm chí, nhiều mặt hàng có mức tăng trên 50%. Trong khi đó Bộ Y tế đang lo lắng, nếu không cho phép tăng, có thể việc thiếu thuốc sẽ lặp lại như năm 2008 đã từng xảy ra.

Nhiều mặt hàng thuốc có mức tăng trên 50%.  Ảnh: Kỳ Anh
Nhiều mặt hàng thuốc có mức tăng trên 50%. Ảnh: Kỳ Anh

Nhiều mặt hàng tăng trên 50%

Tại TP.Hồ Chí Minh, Hãng dược Novartis đã đề nghị các nhà phân phối sỉ cũng như lẻ điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thuốc, trong đó có loại thuốc dung dịch nhỏ mắt Genteal Collyre được “đẩy giá” từ 59.900 đồng lên tới 64.000 đồng/lọ. Cty cổ phần dược phẩm Quảng Bình (chi nhánh TPHCM) cũng đã có bảng giá mới cho một số loại thuốc kháng sinh như Cipro Floxacin 500mg từ 45.000 đồng lên 50.000 đồng/hộp, Terpin Codein (đặc trị ho) tăng từ 40.000 đồng lên 42.000 đồng/hộp. Tăng giá mạnh và nhiều nhất là các mặt hàng của Cty TNHH dược phẩm Minh Phúc (trụ sở quận Tân Bình, TPHCM). Bắt đầu từ ngày 1.11, Cty đã thông báo với các nhà thuốc tư nhân sẽ tăng giá 27 mặt hàng với mức tăng từ 11 – 54%…

Trong khi đó tại Hà Nội, ngày 9.11, theo khảo sát của báo Lao Động, giá bán lẻ các loại thuốc thông thường đã tăng từ 10 – 25%. Thuốc ho Bảo Thanh giá 24.000 đồng/lọ, hôm nay đã lên 28.000 đồng/lọ. Thuốc kháng sinh Zinat 500 tăng từ 25.000 đồng lên 35.000 đồng/lọ, Nospa tăng từ 21.000 đồng lên 24.000 đồng, Marvelon tăng từ 53.000 đồng/vỉ lên 63.000 đồng/vỉ, Atussin viên tăng từ 65.000 đồng lên 68.000 đồng/hộp, Bobina tăng từ 33.500 lên 36.000 đồng/hộp… Panadol Extra tăng từ 72.000đ lên 74.000đ/hộp, Cephalexin 500mg 72.000đ lên 74.000đ/hộp, Amoxicilin 500mg tăng từ 54.000đ lên 56.000đ/hộp…

Theo các cửa hàng thuốc, từ nay đến cuối năm, giá thuốc còn tiếp tục biến động, không chỉ do quy luật thị trường cuối năm, mà còn do ảnh hưởng của giá vàng, giá ngoại tệ đang biến đổi.

Người dân luôn phải chấp nhận mua thuốc giá cao dù điều đó là vô lý (ảnh minh họa). Ảnh: Giang Huy
Người dân luôn phải chấp nhận mua thuốc giá cao dù điều đó là vô lý (ảnh minh họa). Ảnh: Giang Huy

Do tăng tỉ giá hay “té nước theo mưa”?

Lý giải cho việc tăng giá thuốc này, nhiều hãng dược cho rằng do tăng tỉ giá ngoại tệ trong khi thuốc và các nguyên liệu sản xuất thuốc đều đa số nhập ngoại nên mới tăng giá. Tuy nhiên, liệu có phải việc tỉ giá ngoại tệ tăng mới đây là nguyên nhân chính gây tăng giá thuốc?  Trao đổi với báo giới ngày 9.11, TS Trương Quốc Cường - Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) - cho rằng: 90% nguyên liệu thuốc và 50% thuốc thành phẩm là nhập ngoại. Một số mặt hàng thuốc thành phẩm nhập khẩu có thể tăng nhẹ do tỉ giá giữa đồng đôla Mỹ, đồng euro và đồng Việt Nam tăng theo thị trường. Theo ông Cường, số lượng này tăng không nhiều. Giá một số loại thuốc generic như kháng sinh Amoxixilin, Ampixilin, Cloroxit, B1, B6, B12 phải nhập nguyên liệu nước ngoài, với tỉ giá USD tăng như hiện nay thì mức tăng 5 – 10%, doanh nghiệp vẫn cứ “hòa”.

Nhiều Cty sản xuất thuốc trong nước cho rằng, tỉ giá tăng chưa hẳn là nguyên nhân quyết định, mà ở đây còn có nhiều yếu tố khác chi phối. Một trình dược viên có thâm niên cho rằng, giá thuốc tăng cũng một phần do những khoản chi tiêu cực phí (hoa hồng, quà cáp cho bác sĩ kê toa, cho khoa dược BV...). Ngoài ra, cộng thêm vào giá thuốc còn có chi phí quảng cáo ồ ạt, tiếp thị sản phẩm, thương hiệu góp phần “đội giá” thuốc lên nhiều lần.

Một nghịch lý khác cần phải đề cập đến đó chính là việc tăng giá ăn theo tỉ giá. Mới nghe thông tin tỉ giá ngoại tệ biến động tăng giá là các DN nhập khẩu thuốc nhanh tay điều chỉnh giá thuốc ngay. Thậm chí, nhiều DN sử dụng chiêu tăng giá trước xin phép sau. Nếu phân tích rõ ràng thì việc tăng giá của các DN trong thời điểm này chính là việc “té nước theo mưa”. Bởi vì, việc DN đặt hàng mua thuốc, nguyên liệu từ các nhà sản xuất đã được thực hiện và thanh toán từ trước đó.

Siết chặt quản lý ra sao?

Cục Quản lý dược ngày 8.11 đã có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm trên địa bàn đảm bảo cung ứng đủ thuốc, đặc biệt các thuốc thiết yếu, các thuốc chuyên khoa, đặc trị cần thiết cho nhu cầu điều trị. Rà soát, thực hiện các biện pháp nhằm tiết kiệm các chi phí sản xuất, kinh doanh nhằm hạn chế tối đa việc tăng giá thuốc. Bộ cũng yêu cầu các sở y tế tăng cường tổ chức việc thanh tra, kiểm tra việc kê khai, kê khai lại giá thuốc của các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn…

Tại Hà Nội, Chánh thanh tra Sở Y tế Nguyễn Việt Cường cho biết: “Tuần tới, các phòng y tế quận/huyện trong 7-10 ngày sẽ tiến hành khảo sát khoảng 1.000 mặt hàng thuốc thông dụng để nắm được biên độ tăng giá thuốc, báo cáo UBND TP và Cục Quản lý dược.

PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM - cho rằng, hiện nay người dân hoàn toàn có thể sử dụng được những sản phẩm thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tốt mà giá cả rẻ hơn nhiều so với các loại thuốc ngoại nhập. Nhà nước đã có chủ trương rót kinh phí để bình ổn giá cho nhiều mặt hàng thì cũng phải có quỹ bình ổn đối với nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước. Có như vậy sẽ hạn chế phần nào việc tăng giá thuốc.

                                                                         Theo Báo Laodong

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục