Mặc dù Hiệp hội Ngân hàng (NH) và các NH thành viên đã đồng thuận mức lãi suất (LS) huy động không quá 12%/năm nhưng đến ngày 10-11 mặt bằng LS huy động trên thị trường đã lên đến 14-15%/năm, còn LS cho vay lên 18-19%/năm.

 
LS mới đã được áp dụng tại nhiều ngân hàng ở TP.HCM - Ảnh: THANH ĐẠM

Nhiều NH đã tạm ngưng giải ngân từ đầu tuần đến nay để đảm bảo thanh khoản. Trong khi đó ngày 10-11, LS liên NH đã vượt 20%/năm.

Chật vật giữ tiền

Phó tổng giám đốc một NH cổ phần có trụ sở tại đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM cho biết dù LS tăng lên 12%/năm nhưng NH đang giành giật từng khoản tiết kiệm vì người gửi tiền liên tục đòi rút. “Chưa bao giờ huy động tiền gửi lại khó khăn đến vậy, tăng LS nhưng NH còn phải thuyết phục, năn nỉ khách hàng. Đến nay mặt bằng LS huy động đã lên đến 13,5%/năm nhưng người gửi tiền không mặn mà do giá USD và vàng đều tăng” - ông nói.

Trong tình cảnh tương tự, tổng giám đốc một NH có chi nhánh trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1 cho biết dù tăng LS nhưng tiền gửi giảm mạnh, khách hàng đến gửi đều hỏi có khuyến mãi không và trả treo LS.

Đến ngày 10-11 khách hàng đã ra giá đến 13,5-14%/năm, NH đành để khách hàng ra đi. Nhưng đau đầu nhất là những khoản tiền gửi lớn từ NH bạn, thường từ 50-100 tỉ đồng, nay đáo hạn các NH này đều rút về để đảm bảo thanh khoản. Trước đây NH có thể bán 30% vàng huy động để lấy tiền đồng nhưng nay vàng huy động nằm kho trong khi NH không có tiền đồng để cho vay.

Đến nay “đỉnh” LS huy động đang thuộc về NH Phương Tây với LS cao nhất lên đến 15%/năm, 3% được tính dưới dạng “quà tặng tùy chọn” mà thực chất khách hàng có thể nhận bằng tiền. Những NH khác cũng đoán trước tình hình nên kèm theo biểu LS mới là các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Ngân hàng nhỏ tạm ngưng cho vay

Ông Phạm Quốc Thanh, phó tổng giám đốc NH An Bình, cho biết trong tình hình hiện nay NH tạm thời chỉ giải ngân với những trường hợp NH đã cam kết cho vay. Với những khoản vay mới NH tạm thời chưa xem xét. Đây là giải pháp tức thời, nếu tình hình diễn biến khả quan hơn thì NH sẽ xem xét cho vay trở lại.

Tổng giám đốc một NH cổ phần ở nông thôn vừa chuyển lên đô thị cho biết hội đồng quản trị và ban tổng giám đốc NH họp suốt buổi chiều 10-11 để tìm giải pháp cho tình trạng sụt giảm vốn huy động. Giải pháp tức thời được đưa ra là ngưng cho vay mới đến khi nào tình hình được cải thiện. Hiện NH vẫn đảm bảo chỉ tiêu an toàn vốn theo thông tư 13 nhưng tuần tới khi các khoản tiền gửi của NH bạn đáo hạn và họ buộc phải rút về thì sẽ gay go cho NH.

Nên can thiệp ngay

Khác với những lần đồng thuận trước, lần này Hiệp hội NH không yêu cầu các NH phải ngưng các chương trình khuyến mãi. Theo bà Dương Thu Hương - tổng thư ký Hiệp hội NH, Sở Công thương là nơi cấp phép khuyến mãi, do vậy theo luật, hiệp hội không thể ràng buộc các NH không được khuyến mãi.

Tổng giám đốc một NH có trụ sở tại quận 5 cho rằng đây chính là sự nhập nhằng dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các NH. Vì một mặt NH có thể đồng thuận mức LS huy động theo đúng cam kết nhưng mặt khác lại tự do khuyến mãi, cộng LS thưởng, tặng tiền... gây xáo trộn thị trường. NH nào tuân thủ đúng cam kết thì bị mất khách hàng.

Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, nhiệm vụ của NH Nhà nước là phải đảm bảo thanh khoản cho các NH và giữ mặt bằng LS đúng mục tiêu đề ra. Theo ông Ngân, rút kinh nghiệm từ diễn biến giá vàng vừa qua, NH Nhà nước nên can thiệp ngay bằng cách cung tiền ra thị trường mở để bình ổn LS liên NH. Nếu để lâu sẽ dẫn đến chạy đua LS. NH Nhà nước cũng nên cho các NH cần vốn thế chấp số vàng huy động cho NH Nhà nước để lấy tiền đồng.

Theo ông Cao Sỹ Kiêm - nguyên thống đốc NH Nhà nước, mục tiêu thắt chặt tiền tệ ban đầu để kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô. Tuy nhiên thực tế đã đi quá xa so với mục tiêu ban đầu, do vậy theo ông Kiêm, NH Nhà nước cần có động thái can thiệp ngay nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.

                                                                             Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã tổ chức 4 cuộc diễn tập PCCCR ở các cấp.
Huyện Kim Bôi có nhiều cánh đồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Không có hình ảnh

Quyết liệt bình ổn giá hàng hóa

Hà Nội tạm ứng vốn ưu đãi để dự trữ hàng thiết yếu Khoảng hai tuần nay, giá nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống tại các chợ trên địa bàn Hà Nội đã tăng mạnh. Tại chợ Thành Công, giá gạo bán lẻ đã tăng từ 10 - 20%, gạo Bắc Hương được bán với giá 15 nghìn đồng/kg, gạo Tám Thái là 18 nghìn đồng/kg, gạo Tám Ðiện Biên 16 nghìn đồng/kg, gạo Xi 12 nghìn đồng/kg, loại gạo rẻ nhất là Tạp Giao có giá 11 nghìn đồng/kg. Trong số các mặt hàng thực phẩm, tăng giá nhiều nhất là thịt lợn.

Thuốc tân dược lại tăng giá: Tăng do tỉ giá ngoại tệ hay “té nước theo mưa”?

Từ đầu tháng 11 đến nay, nhiều Cty dược phẩm đã có văn bản gửi đến các nhà thuốc tư nhân thông báo thuốc nhập khẩu tăng giá. Những mặt hàng chưa tăng, các nhà sản xuất và nhập khẩu cũng báo trước, lô hàng tới đây sẽ không còn ở giá cũ.

Điều chỉnh lãi suất: Xuất hiện ít yếu tố cạnh tranh

Dù vẫn giữ nguyên sự thiếu “lành mạnh” và yếu tố cạnh tranh cần thiết như thời điểm trần lãi suất huy động được đồng thuận ở ngưỡng 11%/năm, lãi suất huy động của hàng loạt các NHNN đến ngày 9.11 hầu hết được đưa lên mức 12%/năm.

Vàng tiếp tục giảm, USD vẫn tăng

Sáng nay 10.11, giá vàng trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm, đầu giờ sáng nay có lúc đã để mất mốc 37 triệu đồng/lượng, tuy nhiên lại phục hồi về mức 37,05 triệu đồng/lượng. USD tự do lại tiếp tục tăng lên 21.350 đồng.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp cựu Thủ tướng Nhật Bản S.A-bê

Chiều 9-11, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi tiếp cựu Thủ tướng Nhật Bản Sin-dô A-bê đang ở thăm Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định, Việt Nam luôn trân trọng những đóng góp của cựu Thủ tướng S. A-bê trong việc phát triển quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên tầm đối tác chiến lược hiện nay. Chủ tịch nước mong muốn cựu Thủ tướng S. A-bê tiếp tục đóng góp vào việc thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Nhật Bản phát triển, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư.

Giá cả hàng hóa thiết yếu tăng mạnh - cần sự vào cuộc tích cực của các ngành chức năng để bình ổn thị trường

(HBĐT) - Chỉ còn khoảng hơn một tháng nữa là bước sang năm 2011. Dường như đã thành quy luật, những ngày cuối năm, giá cả các mặt hàng thiết yếu trên thị trường luôn có chiều hướng tăng mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục