Lần đầu tiên, một báo cáo về năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010 được chính thức công bố tại Hà Nội ngày 30.11. GS Michael Porter - người chủ trì nghiên cứu để đưa ra báo cáo này - khẳng định: Đến lúc Việt Nam phải bắt tay vào hành động, phải có những “cú nhảy” lên phía trước…

Giáo sư Michael Porter (thứ hai, trái sang) trình bày bản báo cáo.    Ảnh: TTXVN
Giáo sư Michael Porter (thứ hai, trái sang) trình bày bản báo cáo. Ảnh: TTXVN

Phải viết “một chương mới…”

Nhận định về diễn biến tăng trưởng kinh tế của VN, GS Michael Porter nói: “Câu chuyện thành công của VN là câu chuyện thành công lớn. Nhưng điều đáng chú ý là cho dù tăng trưởng vẫn được duy trì, nhưng mức thịnh vượng chung lại quá thấp, vì thế chưa thể nói là VN đã thực sự thành công...”. Theo GS, VN có thể còn tiếp tục duy trì mô hình này trong nhiều năm nữa, nhưng tốt nhất là nên đặt ra và bắt đầu viết một chương mới hay hơn.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy tăng trưởng của VN đã chậm dần do VN chưa bắt kịp về năng suất lao động. Một câu hỏi cần đặt ra là VN phải làm sao chuyển sang được một trình độ cao hơn? Động lực chính dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của VN những năm qua chính là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế được kích hoạt bởi việc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu: Một nguồn lực đáng kể đã được chuyển dịch từ nông nghiệp sang chế tác; đầu tư nước ngoài vào VN mang theo vốn và công nghệ, cộng với lợi thế về nhân công rẻ và bản tính lao động cần cù của người lao động trong nước đã cho phép VN tăng trưởng nhanh chóng về xuất khẩu và tạo ra những ấn tượng nổi bật so với các nước về tăng trưởng GDP.

Tuy nhiên, thị phần xuất khẩu lớn chủ yếu trong các ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên thiên nhiên; tiến bộ về tăng trưởng trong từng ngành về năng suất lại thấp và đây chính là dấu hiệu nguy hiểm. Điều đó không mang lại nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế, không cải thiện nhiều mức sống cho người VN, khiến VN rất dễ tổn thương về tăng trưởng thịnh vượng và vì thế chúng ta phải suy nghĩ lại về mô hình này.

GS Michael Porter đã chỉ ra những điểm yếu trong mô hình phát triển hiện nay của VN: Nguy cơ gia tăng thâm hụt thương mại, sự lên giá thực của tiền đồng góp phần làm mất cân bằng cán cân thương mại, các dòng vốn lớn đổ vào làm kích thích tăng cầu nội địa và lạm phát, chính sách tiền tệ nới lỏng gây áp lực lên lạm phát, nhu cầu đang vượt quá năng lực vi mô của nền kinh tế... GS Michael Porter đưa ra một hình ảnh khá ấn tượng: “Trên đường từ khách sạn đến Trung tâm Hội nghị quốc gia, tôi thấy rất nhiều công trình đang mọc lên, nhiều công trình đang xây dựng dở dang... Điều này cho thấy dòng vốn của VN đang đổ quá nhiều vào bất động sản thay vì đổ vào những lĩnh vực có thể tạo ra năng suất cao và đó là điều đáng quan ngại”. GS cho rằng, VN đang có những tắc nghẽn trong nền kinh tế, vì thế phải cố gắng hiểu và xử lý được những tắc nghẽn này.

Chính sách tiền tệ nới lỏng gây nên áp lực lạm phát.	Ảnh: Giang Huy
Chính sách tiền tệ nới lỏng gây nên áp lực lạm phát. Ảnh: Giang Huy

Tạo dựng nền tảng để nâng cao năng suất

Nhìn lại tổng quan về năng lực cạnh tranh của VN, đáng tiếc là cho đến thời điểm này chưa nhìn thấy yếu tố nào trên cả bình diện vĩ mô và vi mô có thể mang lại cho VN lợi thế cạnh tranh lớn. Trong khi đó, yếu tố chính sách kinh tế vĩ mô đang ở màu đỏ, nghĩa là “bất lợi lớn”. Về môi trường kinh doanh của VN thì các điều kiện nhân tố đầu vào cũng đang được chạy gam màu đỏ. Với những dữ liệu như vậy, GS Michael Porter cho rằng, VN chưa chuẩn bị được những thế mạnh cần thiết để bắt đầu cho “chương tiếp theo...”.

Có 3 nguyên tắc mà theo GS Michael Porter VN cần tuân thủ để hướng tới một chiến lược mới: Đặt năng lực cạnh tranh ở vị trí trung tâm; chuyển đổi cấu trúc vai trò của khu vực tư nhân trong nước; vai trò mới của Chính phủ trong nền kinh tế (từ kiểm soát một nền kinh tế đang chuyển đổi sang xây dựng lợi thế cạnh tranh cho một nền kinh tế thị trường). VN cũng cần đặt ra 3 ưu tiên trong chính sách chiến lược: Điều chỉnh những mất cân bằng kinh tế vĩ mô ngày càng tăng; giải quyết những nút tắc cổ chai trong các nhân tố đầu vào quan trọng; và tạo nền tảng cho năng suất cao hơn.

Trong quá trình tạo dựng nền tảng để nâng cao năng suất, GS Michael Porter khuyên VN nên tham khảo sáng kiến cụm ngành vốn đã thực hiện rất thành công ở Thái Lan. Việc xây dựng các cụm ngành (thay vì chỉ xây dựng nhà máy như hiện nay) sẽ giúp VN tạo ra được chuỗi liên kết ngành, tận dụng được các lợi thế của ngành để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Lao Động: “...VN sẽ phải mạnh dạn chấp nhận hy sinh những lợi thế ngắn hạn nào để bắt đầu viết “một chương mới”, xây dựng những giá trị mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong trung và dài hạn?”, GS Michael Porter cho biết: “VN phải ngay lập tức từ bỏ những gì liên quan đến lương thấp. Đó có thể là lợi thế trong ngắn hạn, nhưng lương thấp đồng nghĩa với cái nghèo. Chúng ta không muốn nghèo, chúng ta muốn đi xa hơn, vì thế, chúng ta cũng cần mạnh dạn trả lương cao hơn cho những lao động có kỹ năng, có khả năng tạo ra năng suất cao hơn. Singapore đã từng quyết định tăng mức lương trong nước lên 20%. Nhiều người đã cho đây là quyết định điên rồ, nhưng ngay lập tức năng suất tăng ngay. Tôi không khuyên VN nên áp dụng ngay cách mà Singapore đã làm, nhưng VN cần có những “cú nhảy” đột phá để đi lên phía trước...”.   

                                                                       Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các doanh nghiệp sản xuất ổn định đã bảo đảm nộp thuế cho Nhà nước
Không có hình ảnh
Nông dân thị trấn Lương Sơn chủ động chăm sóc cây rau màu vụ đông

HTX nông nghiệp Khang Mời chăm lo điều kiện sản xuất cho xã viên

(HBĐT)- Ông Đỗ Viết Minh, Chủ nhiệm HTX Khang Mời xã Yên Mông (TP Hoà Bình) cho biết: HTX nông nghiệp Khang Mời là HTX quy mô xóm, gồm 3 xóm Mỵ, Khang Đình, Mời Mít được thành lập từ năm 1959. Năm 1997, HTX chuyển đổi theo Luật HTX gặp rất nhiều khó khăn. Tổng vốn hoạt động chỉ có 50 triệu đồng, chủ yếu là tài sản cố định, nợ đọng trong xã viên nhiều, xã viên gia nhập HTX không có vốn góp… Mỗi xóm đều có trưởng xóm kiêm nhiệm tổ trưởng tổ dịch vụ ở từng xóm. HTX có tổng số 305 hộ xã viên.

Nhập siêu 11 tháng năm 2010 ước khoảng 10,65 tỉ USD

Chiều 29.11, trong buổi họp giao ban xuất nhập khẩu tháng 11, Bộ Công thương đã công bố con số nhập siêu 11 tháng đầu năm 2010 là 10,65 tỉ USD. Tỷ lệ nhập siêu 11 tháng vẫn nằm dưới 20% mà Chính phủ đặt ra.

Doanh nghiệp Việt đang đối mặt với “cơn gió bão”

“Doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với các cơn gió bão, họ cần phải mạnh lên, phải cơ cấu lại, tìm lại thế mạnh của mình và tạo ra những thế mạnh mới để có thể cạnh tranh được” - chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh khẳng định.

Gas “dỏm” đến tận nhà!

Một số cá nhân, tổ chức phát danh thiếp giao gas tận nhà có kèm theo khuyến mãi hấp dẫn. Nhiều người đã mua nhầm gas “dỏm”, bình gas 12 kg chỉ còn 5 - 6 kg

Vụ đông xuân 2011 tại miền Bắc: Thiếu nước nghiêm trọng

Miền núi và trung du phía bắc đang đối mặt với việc thiếu nước do hậu quả nghiêm trọng của đợt hạn hán trong năm 2010. Mực nước ở các hồ chứa đang ở mức báo động đỏ, các kênh mương nội đồng đang khô nứt do thiếu nước chứa. Các địa phương đang gấp rút triển khai mọi phương án chống hạn cho vụ lúa chủ lực này.

Dự án trung tâm thương mại Lương Sơn: Điểm nhấn trên đường xây dựng thị xã Lương Sơn

(HBĐT)- Lương Sơn hội tụ nhiều điều kiện để phát triển mạnh mẽ. Là huyện cửa ngõ của tỉnh Hòa Bình, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng được xác định là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Hòa Bình với những lợi thế không phải huyện nào cũng có, Lương Sơn đang thực sự là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cả tỉnh có 8 KCN thì Lương Sơn đã có 3 KCN nằm trong quy hoạch các KCN quốc gia đang triển khai đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục