Vùng nuôi cá tra theo tiêu chuẩn GlobalGAP của Công ty NTACO - một trong những mô hình đang được nhân rộng.

Vùng nuôi cá tra theo tiêu chuẩn GlobalGAP của Công ty NTACO - một trong những mô hình đang được nhân rộng.

Đó là quan điểm chung của người trong cuộc trước thông tin Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) đưa cá tra VN vào danh sách đỏ.

 

Một quyết định phi lý

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm HTX thủy sản Thới An (Ô Môn, Cần Thơ), một trong những HTX nuôi cá tra có quy mô lớn ở ĐBSCL bức xúc: Đây là một việc làm thiếu khách quan và không công bằng vì phần lớn cá tra ở ĐBSCL đều được nuôi theo mô hình công nghiệp và tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế. Thông tin trên có thể làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm về sản phẩm cá tra của VN, cũng có thể coi là một đòn đánh vào người nuôi nói riêng và ngành cá tra nói chung.

Ở một góc độ rộng hơn, ông Lê Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang nói: “Đây là điều rất phi lý”. Từ nhiều năm qua, nghề nuôi cá tra mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân. Chính vì vậy, địa phương đã có quy hoạch phát triển theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường.

Cụ thể, nếu nuôi ở quy mô công nghiệp thì người nuôi phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nếu nuôi ở quy mô hộ gia đình thì cũng có cam kết bảo vệ môi trường. Nhưng hiện tại, đa phần người dân nuôi theo mô hình công nghiệp. Đối với các hộ nuôi nhỏ lẻ hiệp hội cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nuôi cá theo tiêu chuẩn an toàn chất lượng để bảo vệ quyền lợi của chính họ.

Từ năm 2004, ở An Giang cũng áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế trong việc nuôi và chế biến cá tra như: SQF 1000 (Safe Quality Food - thực phẩm an toàn, chất lượng) cho người nuôi, SQF 2000 cho tất cả các nhà máy chế biến thủy sản. Không dừng lại ở đó, các mô hình nuôi công nghiệp đang tự nâng cấp lên các tiêu chuẩn cao hơn như: GlobalGAP - tiêu chuẩn quốc tế cao nhất hiện nay.

Chỉ riêng An Giang, đã có 3 DN xây dựng được vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn này. Còn ở khâu con giống, từ năm 2000, chúng ta đã có lệnh cấm khai thác giống cá tra tự nhiên. “Vậy nên, việc làm của WWF là rất vô lý”, ông Bình một lần nữa khẳng định.

Còn ở Đồng Tháp, Sở NN-PTNT đã kết hợp với Viện Nuôi trồng thủy sản II xây dựng nhiều mô hình BMB - thực hành nuôi tốt, cho người nông dân. Nhiều DN trong tỉnh đã đầu tư vùng nguyên liệu theo chuẩn GlobalGAP. TS Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh cho biết: Trong nhiều năm qua, sản phẩm cá tra của địa phương xuất đi các thị trường khó tính như Âu, Mỹ… cũng chưa thấy trả lại.

Những toan tính bất thường

Theo Vasep, công nghệ chế biến cá tra và trình độ công nhân ở Việt Nam dẫn đầu khu vực

Trong 10 tháng đầu năm nay, VN đã xuất được gần 540 tấn cá tra thành phẩm, đạt trên 1,15 tỉ USD; tăng 6,7% về lượng và 2,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. Châu Âu vẫn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cá tra.

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết hiện chưa có thông tin chính thức về việc WWF đưa cá tra VN vào danh sách đỏ trong cuốn Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản và họ căn cứ vào đâu để công bố như vậy. “Tôi đã giao Tổng cục Thủy sản xác minh thông tin, trước hết là làm việc trực tiếp với WWF VN. Mình phải quyết liệt làm rõ vụ việc này để có hướng xử lý tích cực nhất”, ông Tám nói.

Trong khi đó, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (Vasep) đã ngay lập tức liên lạc với WWF VN để tìm hiểu ngọn ngành và có các động thái tiếp theo nhằm bảo vệ thương hiệu cá tra VN và quyền lợi chính đáng của người nuôi cá, DN chế biến và xuất khẩu cá tra nước nhà. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Vasep vẫn chưa nhận được câu trả lời chính thức từ WWF VN. “2 tuần qua tôi liên tục hỏi họ nhưng họ cứ khất lần khất lữa. Tôi biết WWF VN cũng lúng túng vì chưa có đầy đủ thông tin nhưng dứt khoát họ phải bày tỏ quan điểm của mình về sự việc này”, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch thường trực Vasep nói.

Theo ông Dũng, nếu đúng là WWF đưa cá tra nước ta từ danh sách vàng (năm 2009) sang danh sách đỏ thì đây là một việc làm bất thường. “Cách tiếp cận về con cá tra VN đang rất tốt khi Chính phủ đã xây dựng chiến lược phát triển cá tra, nghị định về cá tra cũng đang được soạn thảo, đáng ra WWF phải ủng hộ và hỗ trợ mới đúng. Tại sao WWF đi ngược lại? Tại sao cá tra VN đang được nuôi, chế biến và xuất khẩu ngày càng tốt hơn nhưng WWF lại xếp vào danh sách “xấu” hơn”, ông Dũng phân tích.

Thêm vào đó, chỉ cần so sánh việc nuôi cá tra với cá hồi, cá ngừ... sẽ thấy ngay lợi thế của cá tra VN. Nếu tính thuần túy tự nhiên, để nuôi 1 kg cá hồi phải cần 10 kg cá nhỏ làm thức ăn, nuôi 1 kg cá ngừ cần trên 30 kg cá thức ăn trong khi để nuôi 1 kg cá tra chỉ cần vài trăm gram bột cá. “Như thế, thay vì ăn cá tự nhiên, nếu ăn cá tra sẽ giảm đáng kể sức ép cho nguồn lợi thủy sản tự nhiên”, ông Dũng nói thêm.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng, hiện cá tra là một sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế, nhiều loại cá nuôi ở các nước mà chúng ta xuất khẩu cá tra vào không “đọ” nổi nên việc cá tra cố tình bị “bôi bẩn” ở một số thị trường là không thể tránh khỏi. “Chúng ta phải chấp nhận việc cá tra có thể bị “chơi xấu”. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải từng bước hạn chế và loại bỏ những hiện tượng tương tự sẽ diễn ra trong tương lai thông qua chương trình quảng bá thương hiệu cá tra trên thị trường các nước đối tác.

VN đã mời nhiều đoàn của các nước sang ĐBSCL để tìm hiểu thực tế nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra, đồng thời tuyên truyền về cá tra tại các nước thông qua băng đĩa và các hội thảo, hội nghị xúc tiến thương mại”, Thứ trưởng Tám nói.

 

                                                                              Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Những cây dổi đang đến kỳ cho thu quả của người dân xóm Be Trong, xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn.
Không có hình ảnh

Dịch bệnh trên cây lúa ngày càng phức tạp

(HBĐT) - Năm 2010 sắp khép lại. Bà con nông dân cũng khép lại một năm chống chọi với hạn hán và nhiều dịch bệnh trên cây lúa. Theo số liệu của Chi cục BVTV, năm nay đã có 49.800 lượt ha lúa bị nhiễm bệnh, chủ yếu là ba bệnh chính: sâu cuốn lá nhỏ, lùn sọc đen và tập đoàn rầy. Trong đó có 143 ha mất trắng (trên 70%).

Lãi suất, tỉ giá vẫn nóng

TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, phân tích giai đoạn hiện nay phải chấp nhận duy trì mức lãi suất tương đối cao một thời gian để chống lạm phát

Quyết liệt kiềm chế lạm phát

Tại cuộc họp báo chiều 2-12, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết trong phiên họp thường kỳ tháng 11-2010, Chính phủ đã đánh giá kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng qua, đề ra các giải pháp chỉ đạo điều hành trong tháng cuối năm và trong dịp Tết Nguyên đán.

Triển vọng kinh tế VN thuận lợi

Theo đại diện EuroCham, để duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian dài hơn, VN cần khuyến khích “văn hóa sáng tạo”

Kỳ Sơn giải quyết việc làm cho 1.000 lao động

(HBĐT) - Chú trọng công tác lao động, giải quyết việc làm, huyện Kỳ Sơn đã tiến hành điều tra, rà soát 29/52 doanh nghiệp trên địa bàn về thực trạng và nhu cầu lao động tại các doanh nghiệp. Qua kiểm tra có khoảng 60% lao động được ký hợp đồng lao động, nhu cầu về lao động tại các doanh nghiệp cao.

TP Hòa Bình: Tháng 11, giá trị sản xuất CN –TTCN tăng 18,51%

(HBĐT) - TP Hòa Bình hiện có 1.100 cơ sở sản xuất tư nhân, 5 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 6 doanh nghiệp Nhà nước, 4 công ty cổ phần. Trong tháng 11, mặc dù vẫn còn tình trạng thiếu điện và giá nguyên, nhiên, vật liệu có biến động nhưng sản xuất CN – TTCN của thành phố vẫn giữ mức tăng trưởng khá với tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định năm 1994) ước đạt 42,41 tỷ đồng, tăng 18,51% so với cùng kỳ năm 2009.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục