KCN Lương Sơn, tỷ lệ lấp đầy đạt 53% diện tích đất thương phẩm của giai đoạn 1
(HBĐT) - Sau một thời gian nỗ lực chuẩn bị, cuối năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung 8 KCN của tỉnh vào quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2020 và được UBND tỉnh phê duyệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập quy hoạch chi tiết các KCN. Đây là thuận lợi căn bản cho công tác thu hút đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh.
Theo Trưởng BQL các KCN tỉnh Đỗ Hải Hồ: Không chỉ đối với tỉnh ta, để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp cần giải quyết được những vấn đề về nguồn lực đầu tư hạ tầng công nghiệp, cải cách hành chính và nguồn nhân lực. Với việc Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho bổ sung các KCN của tỉnh vào quy hoạch các KCN Việt
Mặc dù đi vào hoạt động chưa lâu, song BQL các KCN tỉnh đã thể hiện và khẳng định khá tốt vai trò là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN trực tiếp các KCN trên địa bàn và tổ chức cung ứng dịch vụ hành chính công, các dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất - kinh doanh cho các nhà đầu tư trong khu công nghiệp. BQL đã tích cực triển khai công tác xúc tiến đầu tư, tham mưu cho UBND tỉnh lựa chọn các nhà đầu tư có đủ năng lực đầu tư hạ tầng các KCN. Đến nay đã có 5/7 KCN có nhà đầu tư hạ tầng bao gồm các KCN: Lương Sơn, Yên Quang, Mông Hóa, bờ trái Sông Đà và Nhuận Trạch. BQL các KCN tỉnh đã tích cực phối hợp với các sở, ngành chức năng và các nhà đầu tư hạ tầng triển khai lập quy hoạch chi tiết các KCN, trong đó đã có 7/8 KCN đã và đang triển khai lập quy hoạch chi tiết.
Các nhà đầu tư hạ tầng đang tập trung triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư và đầu tư hạ tầng các KCN. Đại diện Công ty Sông Đà - Thăng Long - nhà đầu tư hạ tầng KCN bờ trái Sông Đà cho biết: Tổng diện tích đầu tư KCN bờ trái Sông Đà khoảng 25 ha. Đến nay đã cơ bản chi trả tiền bồi thường cho các hộ dân và đã tổ chức san nền làm mặt bằng các công trình hạ tầng và đã chuẩn bị được hơn 14 ha đất để thu hút các doanh nghiệp thứ phát đến đầu tư. Theo kế hoạch, đến hết năm 2011 sẽ hoàn thành san nền và các hạng mục giao thông, hệ thống thoát nước... để thu hút đầu tư thứ phát. Đại diện công ty này cho biết thêm: Đã có 20 doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất tại KCN bờ trái Sông Đà.
Ông Nguyễn Kháng Chiến, Tổng Giám đốc Công ty CP BĐS An Thịnh - Hòa Bình cho biết: KCN Lương Sơn đã cơ bản hoàn thành đầu tư hạ tầng đồng bộ giai đoạn 1 với diện tích 72 ha, xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy xử lý nước thải 3.000 m3/ngày đêm, hiện đang triển khai xây dựng khu tái định cư để giải phóng mặt bằng giai đoạn 2 của dự án. KCN Lương Sơn đã và đang thực sự là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Hiện, tỉnh đang chỉ đạo các sở, ngành chức năng phối hợp với các nhà đầu tư tích cực triển khai các phần việc để đầu tư hạ tầng các KCN. KCN Nhuận Trạch đang tiến hành các thủ tục đầu tư, triển khai rà phá bom mìn, xây dựng đường đấu nối từ đường Hồ Chí Minh vào KCN... Các KCN khác sẽ lần lượt được đầu tư hạ tầng sau khi quy hoạch chi tiết được UBND tỉnh phê duyệt.
Ban Quản lý các KCN đã phối hợp với các nhà đầu tư hạ tầng đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh. Đến nay, các KCN tỉnh đã thu hút 47 dự án đầu tư với số vốn 66,1 triệu USD và 3.167 tỷ đồng. Riêng năm 2010 đã tổ chức cấp giấy CNĐT cho 20 dự án, tăng gấp 3 lần so với năm 2008 và gấp 2 lần so với năm 2009. Đã có 20 dự án đi vào hoạt động SX-KD tại các KCN, góp phần tăng giá trị SXCN và đóng góp nguồn thu NSNN và giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Các nhà đầu tư hạ tầng, các DN đang hoạt động tại các KCN được tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết những khó khăn, vướng mắc để triển khai dự án nhanh gọn và bảo đảm đúng pháp luật. Ban Quản lý các KCN tỉnh đã tổ chức họp giao ban thường xuyên với các doanh nghiệp. Tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp làm các thủ tục đầu tư tại các KCN...
Ban Quản lý các KCN tỉnh đang đặt mục tiêu năm 2011 tổ chức công bố quy hoạch chi tiết cho 7/8 KCN khi được UBND tỉnh phê duyệt. Triển khai các biện pháp hỗ trợ các nhà đầu tư hạ tầng và các doanh nghiệp hoạt động sản xuất - kinh doanh, phấn đấu thu hút từ 10-12 dự án, có thêm 5 dự án mới đi vào sản xuất - kinh doanh, thực hiện giá trị SXCN đạt 2.000 tỷ, nộp NSNN 30 tỷ đồng.
Lê Chung
(HBĐT)- Ngày 10/12, Hội Nông dân huyện Tân Lạc đã tổ chức hội nghị tổng kết chương trình sản xuất giống nông hộ giai đoạn 2008 – 2010. Đây là chương chình do Hội Nông dân tỉnh chủ trì với sự hỗ trợ nguồn lực của tổ chức Oxfam đoàn kết Bỉ, được triển khai trên 3 xã Quy Mỹ, Thanh Hối và Phong Phú với 120 hội viên nông dân tham gia.
(HBĐT) - Lợn bản địa đã được bà con dân tộc ở vùng cao, sâu, xa của huyện Lạc Sơn chăn nuôi từ lâu đời. Do quá trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng nên nhiều năm lại đây, giống lợn bản địa ở Lạc Sơn có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc thoái hóa về gen, chỉ còn lại số ít hộ ở các xã vùng cao nuôi giống lợn này.
(HBĐT)- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kiềm chế tốc độ tăng giá là những giải pháp đang được lực lượng QLTT tỉnh tập trung thực hiện trong tháng cuối năm và dịp Tết nhằm góp phần bình ổn thị trường.
(HBĐT)- 5 năm qua (2006-2010), thực hiện Chương trình 135, huyện Kỳ Sơn đã đầu tư trên 1 tỉ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng ĐBKK.
Chưa biết cơ chế hai tỷ giá, hai lãi suất còn tồn tại trong thời gian bao lâu, song rõ ràng nó đang làm méo mó thị trường vốn và cả bảng cân đối tài chính ở tầm doanh nghiệp cũng như quốc gia.
Bản đánh giá cá tra và cá basa VN của WWF hết sức sơ sài, cẩu thả và như một báo cáo của học sinh