Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên, chi nhánh Việt Nam (WWF Việt Nam) đã đồng ý với kiến nghị của Tổng cục Thủy sản trong lúc chờ kết quả đánh giá lại nên đưa cá tra, cá basa nuôi tại Việt Nam ra khỏi "danh sách đỏ."

 

WWF Việt Nam vừa phát thông báo đồng ý tạm thời đưa cá tra, cá basa nuôi tại Việt Nam ra khỏi danh sách đỏ trong cuốn "Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản 2010" tại một số quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, WWF Việt Nam cho biết, không biết sự đồng ý này có nhận được sự chấp thuận của WWF quốc tế hay không.

Thu hoạch cá tra nguyên liệu tại Hậu Giang. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Thu hoạch cá tra nguyên liệu tại Hậu Giang. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục sẽ đối thoại với WWF về việc tại sao đưa cá tra Việt Nam vào "danh sách đỏ" và sẽ làm đến cùng để đi đến kết luận chung. Nếu WWF không đưa ra được chứng cứ xác đáng thì phải đính chính về thông tin của mình. Trong trường hợp cách làm của WWF là vì thiếu thông tin, phía Tổng cục sẽ đề nghị hợp tác để có được đánh giá chính xác hơn.

Ông Tuấn nhấn mạnh, với cách đánh giá của WWF như hiện nay thì đây quả là một điều phi lý. Ông cho rằng, bất cứ một đánh giá nào cũng chỉ áp dụng cho một vùng nuôi cụ thể chứ chưa có một đánh giá nào cho riêng một sản phẩm của một quốc gia. Hơn nữa, muốn đánh giá một sản phẩm của quốc gia thì cần phải có một hệ thống số liệu khổng lồ, do đó WWF chỉ có thể đánh giá một vùng nuôi cá tra nào đó nằm trong danh sách đỏ chứ không thể đủ số liệu thuyết phục khi đánh giá toàn bộ sản phẩm cá tra của Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề nghị WWF Việt Nam - một thành viên trong cộng đồng WWF cần nhanh chóng đưa ra những tiêu chí cụ thể mà dựa vào đó WWF đã xếp cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ trong Cẩm nang tiêu dùng thủy sản.

Để trả lời các câu hỏi về kỹ thuật liên quan đến phương pháp và quy trình đánh giá dẫn đến việc đưa cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ, vào tuần tới, ông Mark Powell, người đứng đầu chương trình thủy hải sản toàn cầu sẽ đến Việt Nam./.

                                                                             Theo Báo Laodong

Các tin khác

KCN Lương Sơn, tỷ lệ lấp đầy đạt 53% diện tích đất thương phẩm của giai đoạn 1
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Ngân hàng Nhà nước “lên tiếng” về vụ mua nhà bằng USD

Ngân hàng Nhà nước vừa có ý kiến về việc Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Ba Đình sử dụng ngoại tệ trong hợp đồng mua bán căn hộ tại tòa nhà Hattoco (Hà Đông, Hà Nội).

13 xã gieo cấy giống lúa do nông hộ sản xuất

(HBĐT)- Ngày 10/12, Hội Nông dân huyện Tân Lạc đã tổ chức hội nghị tổng kết chương trình sản xuất giống nông hộ giai đoạn 2008 – 2010. Đây là chương chình do Hội Nông dân tỉnh chủ trì với sự hỗ trợ nguồn lực của tổ chức Oxfam đoàn kết Bỉ, được triển khai trên 3 xã Quy Mỹ, Thanh Hối và Phong Phú với 120 hội viên nông dân tham gia.

Mô hình nuôi lợn bản địa ở Lạc Sơn

(HBĐT) - Lợn bản địa đã được bà con dân tộc ở vùng cao, sâu, xa của huyện Lạc Sơn chăn nuôi từ lâu đời. Do quá trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng nên nhiều năm lại đây, giống lợn bản địa ở Lạc Sơn có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc thoái hóa về gen, chỉ còn lại số ít hộ ở các xã vùng cao nuôi giống lợn này.

Lực lượng QLTT tỉnh tăng cường các biện pháp góp phần bình ổn thị trường

(HBĐT)- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kiềm chế tốc độ tăng giá là những giải pháp đang được lực lượng QLTT tỉnh tập trung thực hiện trong tháng cuối năm và dịp Tết nhằm góp phần bình ổn thị trường.

Trên 1 tỉ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất cho vùng đặc biệt khó khăn

(HBĐT)- 5 năm qua (2006-2010), thực hiện Chương trình 135, huyện Kỳ Sơn đã đầu tư trên 1 tỉ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng ĐBKK.

Hai tỷ giá, hai lãi suất

Chưa biết cơ chế hai tỷ giá, hai lãi suất còn tồn tại trong thời gian bao lâu, song rõ ràng nó đang làm méo mó thị trường vốn và cả bảng cân đối tài chính ở tầm doanh nghiệp cũng như quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục