Nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng giá nhiều nhất.

Nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng giá nhiều nhất.

Lạm phát tại Trung Quốc trong tháng 11 tăng cao nhất trong vòng 2 năm qua, đưa lạm phát cả năm của quốc gia này lên 3,2% (cao hơn mức dự kiến cả năm 3%) đang gây những ảnh hưởng tiêu cực tới mặt bằng giá cả hàng hóa trong nước, cũng như các biện pháp kiểm soát lạm phát của Việt Nam.

 

Với mức xuất siêu sang VN lên tới 11 tỉ USD/năm, lạm phát ở Trung Quốc (TQ) tăng cao khiến giá của nhiều hàng hóa, nhất là các mặt hàng phải nhập khẩu nguyên liệu từ TQ đang tăng lên. Hiện tại VN và TQ đang chịu mức lạm phát cao, cũng như những nguyên nhân gây lạm phát khá giống nhau, đặc biệt sự tăng giá như vũ bão của nhóm hàng lương thực, thực phẩm.

Trước áp lực của lạm phát, TQ đang phải tung ra gói chính sách gồm 16 giải pháp, trong đó, tập trung mạnh mẽ vào việc tăng cung hàng nông, thủy  sản. Theo TS Lê Xuân Nghĩa - Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát (UBGS) tài chính quốc gia - TQ đang đầu tư và hỗ trợ vô cùng mạnh mẽ cho các vùng chịu thiên tai, dịch bệnh để tăng cung hàng nông sản nhằm cân đối cung - cầu, kiềm chế đà tăng giá của mặt hàng này.

TQ sử dụng nguồn ngân sách lớn phục hồi lại sản xuất nông nghiệp tại các vùng chịu thiên tai như cung cấp: cây con giống, phân bón, thuốc trừ sâu, xây dựng hạ tầng nông thôn... Thậm chí, tất cả các chuyến hàng vận chuyển lương thực, thực phẩm hoặc nguyên liệu phục vụ nông nghiệp bằng đường bộ, đường sắt đều được miễn phí cầu đường.

Trước áp lực thiếu hụt cung hàng nông thủy sản, theo các chuyên gia, hiện giới đầu cơ TQ đang đầu cơ, vơ vét nguyên liệu và nông sản làm tăng giá thực phẩm và hàng tiêu dùng nói chung.

Tình trạng đầu cơ này đang lan sang VN do 2 quốc gia có chung đường biên giới và trao đổi thương mại tự do, làm tăng giá nguyên liệu, nông sản và thủy sản tại VN. Hoạt động đầu cơ được thực hiện dưới hình thức buôn bán tiểu ngạch, các doanh nghiệp TQ có thể mua gom hàng bằng mọi giá và đẩy lùi các DN Việt Nam, khiến mặt bằng giá cả biến động và khó kiểm soát.

Biện pháp trọng tâm thứ 2 TQ đang áp dụng là thắt chặt chính sách tiền tệ. Theo TS Phí Đăng Minh - nguyên Vụ phó Vụ Quản lý ngoại hối NH Nhà nước, TQ đang chịu áp lực lạm phát cao, nhưng quốc gia này vẫn chưa tăng lãi suất. Nhiều dự báo cho rằng TQ sẽ tăng các lãi suất chủ chốt trong thời gian ngắn tới đây, nhưng điều đó đang được cân nhắc hết sức thận trọng.

Hiện tại, thay vì tăng lãi suất, TQ tăng công cụ dự trữ bắt buộc để hạn chế lượng tiền trong lưu thông, đóng băng tín dụng để kiểm soát lạm phát. Trong năm 2010, nước này đã tăng 4 lần tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và hiện tại 4 ngân hàng quốc doanh hàng đầu đã phải nâng tỷ lệ này lên tới hơn 18%.

“Tăng lãi suất dẫn tới quá nhiều rủi ro cho nền kinh tế, và TQ đang tỏ ra thận trọng hơn khi sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc”, ông Phí Đăng Minh nói và cho rằng VN cũng cần phải xem xét cẩn trọng vấn đề tăng lãi suất, vì hiện tại mặt bằng lãi suất quá cao đang khiến chi phí vốn vượt quá sức chịu đựng của DN. Điều này có thể gây ra tác dụng ngược khiến nhiều mặt hàng tăng giá do chi phí đầu vào tăng. Như vậy vừa không thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, vừa kiềm chế đà tăng trưởng của nền kinh tế.

                                                                           Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

CB,CS Ban CHQS huyện Kỳ Sơn giúp xã Mông Hóa làm đường GTNT
Người dân có thể tìm hiểu Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Hòa BÌnh đến năm 2005 tại UBND TP Hòa Bình và Sở Xây dựng.
Người dân đã có thói quen đến siêu thị để mua hàng

Doanh nghiệp dệt may: Dồn dập nhận đơn hàng

Chưa hết năm nhưng phần lớn các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu đều đã ký xong hợp đồng cho hai quý đầu năm sau.

Cần chính sách tiền tệ rõ ràng

Hiện khó có thể dự đoán chính sách tiền tệ qua lãi suất. Căng thẳng trên thị trường tài chính, tiền tệ tháng cuối cùng của năm 2010 đang lên đến đỉnh điểm bởi diễn biến bất thường của lãi suất.

Tạm thời đưa cá tra Việt Nam ra khỏi danh sách đỏ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên, chi nhánh Việt Nam (WWF Việt Nam) đã đồng ý với kiến nghị của Tổng cục Thủy sản trong lúc chờ kết quả đánh giá lại nên đưa cá tra, cá basa nuôi tại Việt Nam ra khỏi "danh sách đỏ."

Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển hạ tầng công nghiệp

(HBĐT) - Sau một thời gian nỗ lực chuẩn bị, cuối năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung 8 KCN của tỉnh vào quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2020 và được UBND tỉnh phê duyệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập quy hoạch chi tiết các KCN. Đây là thuận lợi căn bản cho công tác thu hút đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh.

Để có TP Hòa Bình đẹp, hiện đại và thơ mộng

(HBĐT) - Thiên nhiên phú cho TP Hòa Bình những điều kiện ưu ái mà ít nơi nào có được: một thung lũng có dòng sông gần như trong xanh quanh năm (do đã được trị thuỷ); một thế núi, hình sông hoà quện; có quốc lộ chiến lược chạy qua; gần Thủ đô ngàn năm văn hiến; có nhà máy thuỷ điện quy mô nhất nước; con người sống hoà đồng, nhân ái...

Tìm hướng phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn

Đó là mục đích của Hội thảo “Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp- nông thôn” vừa diễn ra tại TP Cần Thơ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục