Lượng hàng thiết yếu cung ứng cho dịp tết khá dồi dào, sức mua cũng chưa tăng mạnh, song giá cả đang có xu hướng leo thang nhanh do yếu tố tâm lý.

Hệ thống siêu thị BigC (Hà Nội) cho biết đã trữ lượng hàng tăng tới 25%-30% so với năm 2010. Big C sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 100 tấn thịt nguội eBon, 130 tấn mứt, bánh kẹo truyền thống, 500 tấn các loại rau củ như dưa hấu, bưởi, bắp cải...

Theo bà Dương Quỳnh Trang, Giám đốc quan hệ công chúng và đối ngoại của BigC, siêu thị này sẽ cố gắng giữ giá các mặt hàng tiêu thụ mạnh như bia, bánh, lạp xưởng, dầu ăn, đồ uống, thịt nguội... Tuy nhiên, bà Trang cho biết, với các mặt hàng mang tính thời vụ như rau củ quả, giá cả “chưa thể nói trước”.

Tại hệ thống Co.op Mart, tổng giá trị lượng hàng dự trữ năm nay cũng lên tới 1.200 tỉ đồng, với cam kết không để thiếu hàng, tăng giá.

Chênh lệch lớn giữa giá siêu thị và chợ bán lẻ

Các siêu thị đều tăng hàng dự trữ nhưng trên thị trường giá cả nhiều mặt hàng đang có xu hướng tăng. Khởi đầu là các mặt hàng đồ uống, đặc biệt là bia, nước ngọt. Trong khi giá bán tại các siêu thị khá ổn định thì giá tại các đại lý đang có xu hướng tăng theo ngày. Tại hệ thống siêu thị Hapro Mart, giá bia Tiger là 235.000 đồng/thùng, Halida 190.000 đồng/thùng, bia 333 giá 190.000 đồng/thùng, bia Hà Nội 225.000 đồng/két...

Tuy nhiên, giá bán lẻ trên thị trường của bia 333 đã tăng lên 230.000 - 235.000 đồng/thùng, bia Heineken 335.000 - 340.000 đồng/thùng. Theo giới kinh doanh, dự đoán trước nhu cầu về nước giải khát, bia rượu sẽ tăng mạnh nên các đại lý lớn ôm hàng chờ thời điểm cận tết giá tăng mới xả hàng. Vì vậy, giá nước giải khát, bia rượu cận tết bị đẩy lên từ 20 - 30% so với giá ngày thường.

Do giá khá chênh lệch giữa siêu thị và các chợ bán lẻ nên những ngày gần đây người dân đổ xô vào mua sắm tại các siêu thị, dẫn đến tình trạng xếp hàng dài, quá tải, thậm chí là nghẽn tại các quầy thanh toán.

Theo báo cáo mới nhất của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), trong 20 ngày đầu tháng 1.2011, giá cả hàng hóa thiết yếu trong nước tăng khá mạnh so với cùng kỳ tháng 12.2010. Giá mặt hàng thực phẩm tươi sống, đặc biệt thịt gia súc, gia cầm, như thịt lợn hơi tăng 2.000-3.000 đồng/kg tại miền Bắc và tăng khoảng 4.000 đồng/kg tại miền Nam. Thịt bò thăn ở miền Bắc giá tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg, phổ biến mức 120.000-165.000 đồng/kg, tại miền Nam giá tăng 10.000 đồng/kg, phổ biến ở mức 120.000 - 170.000 đồng/kg. Thịt gà ta làm sẵn có kiểm dịch tăng  5.000 đồng/kg so với tháng 12.2010, phổ biến ở mức 100.000 - 125.000 đồng/kg.

Giá một số loại rau quả tươi ở khu vực miền Bắc tăng khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg do tác động của thời tiết liên tục rét đậm, rét hại, khiến nguồn cung hạn chế. Giá một số loại rau quả tươi cũng tăng nhẹ do mưa trái mùa ở khu vực phía Nam. Giá một số mặt hàng thủy hải sản như cá chép, tôm, mực ống... cũng tăng khoảng 5.000 - 10.000 đồng/kg tùy loại.

Theo khảo sát, thực tế giá cả bán lẻ tại các chợ những ngày gần đây tăng cao hơn nhiều, trừ thịt lợn. Một số mặt hàng như thịt bò bắp hoa từ 200.000 đồng/kg tuần trước tăng lên 220.000 đồng/kg, cà chua tăng từ 10.000 - 11.000 đồng lên 17.000 - 20.000 đồng/kg...              

Giảm mạnh lượng rau củ Trung Quốc 

 Trong 20 ngày đầu tháng 1.2011, giá cả hàng hóa thiết yếu trong nước tăng khá mạnh so với cùng kỳ tháng 12.2010 Theo báo cáo mới nhất của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính)

 

Giá nhiều loại trái cây trên thị trường đang tăng mạnh so với tuần trước. Tại Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, nhiều loại trái cây như xoài cát Hòa Lộc từ 38.000 đồng/kg tăng lên 48.000 đồng/kg; vú sữa từ 22.000 đồng/kg lên 24.000 đồng/kg; thanh long từ 17.000 đồng/kg lên 25.000 đồng/kg; mãng cầu gai từ 38.000 đồng/kg lên 42.000 đồng/kg...

Bà Nguyễn Thanh Hà - Phó giám đốc Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức cho biết: “Lượng hàng về chợ đêm 23.1 là 3.845 tấn, tăng khoảng 600 tấn so với ngày thường. Riêng hàng rau củ Trung Quốc về chợ giảm mạnh, chỉ còn khoảng 50 tấn/đêm, giảm khoảng 50% so với ngày thường. Tuy nhiên, dự báo từ nay đến tết nhiều loại trái cây sẽ còn tăng giá do nhu cầu tăng”.

Dưa hấu năm nay dự báo cũng sẽ không thiếu hàng. Nông dân các tỉnh miền Tây đã trồng khoảng 200 ha tập trung các tỉnh Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ... Phần lớn những diện tích này đều phát triển tốt và dự kiến thu hoạch đúng dịp tết, cung cấp cho thị trường khoảng 6.000 tấn dưa hấu không hạt. Tuy nhiên giá dưa hấu tại TP.HCM những ngày qua cũng đã tăng nhẹ. Giá dưa hấu đỏ Gò Công (Tiền Giang) loại 1 bán sỉ là 6.500 đồng/kg, bán lẻ 8.000 đồng/kg; dưa hấu ruột vàng giá sỉ 8.000 đồng/kg, giá bán lẻ 10.000 đồng/kg; dưa hấu đỏ Long An loại 1 có giá sỉ 7.200 đồng/kg, giá bán lẻ 8.500 - 9.000 đồng/kg...

                                                                                  Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục