Cao Phong - mùa quả ngọt.
(HBĐT) - Ngồi bên bếp lửa nhà sàn, trong tiết trời se lạnh của những ngày giáp Tết, được nghe tiếng xèo xèo của mía lùi trên bếp than hồng, thưởng thức vị thơm ngọt lịm của tấm mía và cảm giác vị ngọt của mía lùi như được cô lại thành mật..., chúng tôi mới thật sự thấm thía, thú vị, ấm áp với sản vật và con người vùng đất gió Cao Phong này.
Con đường vào nhà ông Đinh Đức Bận, xóm Ong, xã Nam Phong (Cao Phong) quang thoáng hơn mọi ngày vì mía hai bên đường vừa được thu hoạch xong. Chỉ còn một khóm gia đình ông chọn giữ lại để ăn Tết. Không khí tết như đến sớm hơn trong mỗi ngôi nhà. Những vật dụng mới được mua sắm, nhà cửa dọn dẹp, trang trí đẹp, gọn. ông Bận vui vẻ đưa chúng tôi ra khóm mía giữ lại, chọn từng đôi mía đẹp, bó lại để chúng tôi đem về làm quà. ông cũng chọn luôn một cặp mía rồi bày ở 2 bên chân bàn thờ. ông khoe: Đây là cây lộc của vùng đất Cao Phong này. Không biết cây mía được người dân ở đây trồng từ bao giờ. Nhưng mía hợp đất, cứ trồng là mọc, là tươi tốt. Năm nào, gia đình ông cũng bày cây lộc để thắp hương báo cáo với tổ tiên để các cụ phù hộ cho cây xanh tốt, được mùa. Vậy là cây mía từ lâu đã thành người bạn thân quen với người nông dân và đi vào trong đời sống tâm linh của mỗi người dân nơi đây. Tết đến, xuân sang, nhà nào cũng chọn hai cây mía thẳng và đẹp dựng ở hai bên bàn thờ để tượng trưng cho sự ngọt ngào, ấm êm của mùa xuân. Câu chuyện về cây mía cứ miên man, hấp dẫn, đưa chúng tôi đến với cả những câu chuyện về ý nghĩa của cặp mía trong ngày cưới của dân tộc Mường. Rằng, trong ngày cưới, khi cô dâu về nhà chồng, mọi thứ của hồi môn đều có đôi. Riêng đôi chiếu quấn vào đôi mía có ý nghĩa biểu hiện sự ngọt ngào của tình yêu đôi lứa. Vợ chồng lấy nhau sẽ luôn luôn thủy chung và tình yêu ngọt lịm như vị ngọt của mía vậy!...
Trở lại với câu chuyện của hàng chục năm qua, gia đình ông Bận và trên 90% số hộ ở xã ông đã kiên trì khai phá đất trống, đồi trọc làm nên đồi mía bạt ngàn của ngày hôm nay. Diện tích mía tím của Nam Phong hiện nay có trên 200 ha. Được biết, ông và nhiều gia đình đã vượt qua những nhọc nhằn, khó khăn ban đầu để giờ đây trở thành triệu phú với mức thu nhập bình quân 100 triệu đồng/năm. Nhiều hộ còn kết hợp mở mang trang trại chăn nuôi, luôn học hỏi, đổi mới, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất...
Tây Phong cũng là xã nổi tiếng với cây mía. Cây mía trở thành chủ lực phát triển kinh tế, XĐ-GN và làm giàu của nhiều hộ dân. Chỉ tay về phía cánh đồng mía gần 300 ha của bà con trong xã, ông Hoàng Văn Phú, đội trưởng Đội Tây Phong (Công ty Rau quả nông sản Cao Phong) cho biết: Trong diện tích mía đó có trên 30 ha mía của đội ông. Tổng diện tích mía của Công ty là 2.300 ha, trong đó, mía tím có 1.000 ha, mía trắng 1.300 ha.
Giá mía ở Tây Phong khá ổn định, vì thế, doanh thu từ cây mía của bà con trong xã hàng năm ước đạt từ 1,4 - 1,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, vùng đất Tây Phong được thiên nhiên ưu đãi nên cây mía tím nơi đây có vị ngọt và mát hơn hẳn mía của các nơi khác. Chính vì vậy, nhiều tư thương từ các nơi cứ đến vụ mía lại đua nhau về thu mua. Có nhiều chủ lái còn đặt tiền từ vụ trước. Ngoài tư thương đến lấy hàng, hàng năm, nhiều nhà máy đường từ Thanh Hóa, Ninh Bình cũng xuống Tây Phong để thu mua mía nguyên liệu.
Cây mía đã trở thành đặc sản của vùng đất gió Cao Phong. Để mỗi người dù một lần qua đây đều phải cố níu lại thưởng thức vị ngọt ngào của mía, tận hưởng vẻ đẹp được kết từ những con đường mướt xanh màu cây trái. Vùng đất gió còn đẹp bởi nụ cười chan hòa, gần gũi của người dân Mường Thàng, sức sống không lặng lẽ mà luôn vận động, vươn lên...
Hồng Duyên
Vấn đề giảm trừ gia cảnh trong Luật thuế Thu nhập cá nhân thời gian qua được các chuyên gia kinh tế, người dân kiến nghị do mức giảm trừ quá thấp, chỉ 4 triệu đồng/tháng - trong khi lương tăng, giá cả thay đổi mà mức giảm trừ vẫn giữ nguyên. Có lẽ, đã đến lúc cần xác định, xây dựng mức giảm trừ gia cảnh trên nguyên tắc hợp lý, có cơ sở rõ ràng cho phù hợp với thực tế cuộc sống. Chúng tôi xin trích đăng một số kiến nghị của TS Dương Anh Sơn - một chuyên gia pháp luật.
(HBĐT) - Mấy ngày cận Tết, cư dân khắp chốn từ thị thành đến nông thôn tất bật với việc chuẩn bị, sắm sanh cho Tết. Hoà vào dòng người tấp nập đổ về phố chợ, chúng tôi thoả thích ngắm nghía, choáng ngợp trước cơ man hàng hoá trưng bày.
(HBĐT) - Một năm nữa lại qua đi và đội ngũ doanh nhân có thời giờ để ngẫm lại biết bao thành quả đạt được. Một năm vượt qua bao sóng gió thương trường, cơ chế, sự cạnh tranh quyết liệt và ngay cả những mặt còn tồn tại. Dẫu vậy, đội ngũ doanh nhân tỉnh ta thực sự có nhiều đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế tỉnh nhà. Họ - những doanh nhân đã và đang tiếp tục là những chiến sĩ xung kích trong cuộc chiến thời bình, đem lại cho tỉnh ta ngày càng giàu đẹp, nâng vị thế kinh tế tỉnh nhà trên con đường hội nhập.
(HBĐT) - Với những ưu thế vượt trội, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, nằm trên những tuyến giao thông động lực là QL 6 và đường Hồ Chí Minh, giàu tài nguyên và bản sắc dân tộc, vùng đất anh hùng Lương Sơn được xác định là vùng kinh tế động lực của tỉnh
Một ngày cận Tết, chúng tôi có mặt tại phố cổ Hà Nội, các tuyến phố như Hàng Mã, Hàng Lược, Hàng Rươi... đã thấy không khí Tết nhộn nhịp khắp nơi, tại đây người mua người bán đã tấp nập, hối hả.
Thị trường vàng thế giới đang có xu hướng đi xuống. Dự báo thị trường ngoại tệ không bị xáo trộn khi cơ chế tỉ giá được điều chỉnh