Doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn đặt in tại Cục Thuế tỉnh.
(HBĐT) - Nghị định 51/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (Nghị định 51) có hiệu lực từ ngày 1/1/2011. Cho đến nay, sau 2 tháng sử dụng hoá đơn theo quy định mới, hoạt động SX -KD của doanh nghiệp (DN) vẫn diễn ra bình thường, không xáo trộn. Nhiều doanh nghiệp cho biết, họ đang dần tự chủ được hoá đơn theo quy định. Tuy nhiên, trong quá trình doanh nghiệp chuẩn bị sử dụng hoá đơn theo quy định mới đã có nhiều khó khăn, vướng mắc nảy sinh đã được Cục thuế tỉnh kịp thời tháo gỡ.
Ông Bùi Đức Hiển, Cục phó, Trưởng Ban chỉ đạo triển khai Nghị định 51 Cục thuế tỉnh cho biết: Việc sử dụng hoá đơn theo quy định của Nghị định 51 buộc các DN phải chuyển sang tự in hoặc đặt in (trừ DN siêu nhỏ, DN ở địa bàn KT -XH khó khăn và đặc biệt khó khăn không đủ điều kiện tự in sẽ được mua hoá đơn của cơ quan thuế đến hết năm 2011). Tuy nhiên, do số DN in hoá đơn tại địa bàn tỉnh ta ít mà nhu cầu DN đặt in hoá đơn quá lớn, lại dồn vào những tháng cuối năm dẫn đến các nhà in không đáp ứng kịp theo yêu cầu, thậm chí có DN đặt in trong năm 2010 nhưng phải đến tháng 2/2011 mới có hoá đơn để sử dụng... Vì vậy, để tạo điều kiện cho DN có hoá đơn sử dụng đến hết ngày 31/3/2011, Cục thuế tỉnh đã đề nghị Tổng Cục thuế cho phép tăng số lượng bán hoá đơn đến hết 31/12/2010. Ngay sau khi có ý kiến chỉ đạo của Tổng Cục thuế, Cục thuế tỉnh đã chỉ đạo Chi cục thuế các huyện, thành phố bố trí, tăng cường làm việc cả ngày thứ bảy và chủ nhật để bán hoá đơn theo nhu cầu của DN.
Trong thời gian qua, theo phản ánh của một số Chi cục thuế và cộng đồng DN, đến nay, hầu hết các DN đã có đủ hoá đơn để sử dụng đến hết tháng 3/2011. Bắt đầu từ tháng 4/2011, DN sẽ tự chủ hoàn toàn và sử dụng hoá đơn theo đúng quy định của Chính phủ. Bên cạnh việc khó khăn về hoá đơn, vừa qua, nhiều DN cũng gặp khó khăn, vướng mắc trong việc đặt in hoá đơn. Theo ông Bùi Đức Hiển, những vướng mắc của DN được Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế và Cục thuế tỉnh giải quyết kịp thời bằng ban hành nhiều công văn giải đáp, tháo gỡ hoặc chỉ đạo cơ quan thuế địa phương trực tiếp tháo gỡ cho DN. Cụ thể: vướng mắc về mẫu hoá đơn, ngoài những nội dung bắt buộc ghi trên hoá đơn theo quy định, DN có thể in thêm các nội dung như hình ảnh, lôgô quảng cáo, trụ sở DN để phục vụ cho hoạt động SX -KD của DN. Mặc dù vậy để tạo thuận lợi hơn nữa cho DN, Bộ Tài chính đã đưa ra mẫu hoá đơn cho DN tham khảo. Nếu DN không có điều kiện kê mẫu hoá đơn riêng thì có thể sử dụng mẫu đó để sử dụng.
Đối với việc phát hành hoá đơn, trường hợp DN đã tự in, đặt in trước trong năm 2010, đến ngày 31/3/2011, DN vẫn tồn đọng hoá đơn lớn trong khi các tiêu thức trên hoá đơn vẫn đảm bảo các nội dung bắt buộc, vì vậy để tránh lãng phí, Tổng Cục thuế, Cục Thuế tỉnh đã chỉ đạo các Chi cục Thuế huyện, thành phố hướng dẫn cho DN làm thủ tục thông báo phát hành theo quy định và tiếp tục sử dụng.
Sau gần 2 năm neo đậu tại vịnh Cam Ranh do làm ăn thua lỗ, không thể hoạt động, chiều 14/2, tàu Hoa Sen của Công ty Vận tải Viễn dương Vinashin (Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam - Vinashin) đã rời bến đi Trung Quốc.
(HBĐT) - Sau đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm 468 con trâu, bò bị chết thì ngay trong dịp Tết Nguyên đán đến nay, huyện Đà Bắc đang tiếp tục phải đối mặt với bệnh lở lồm long móng trên gia súc (LMLM).
(HBĐT) - Ngay từ ngày 6/2 (mồng 4 Tết), nông dân các xã, phường của thành phố Hoà Bình đã tranh thủ thời tiết nắng ấm xuống đồng làm đất và gieo cấy vụ chiêm xuân. Không khí thi đua lao động, sản xuất hối hả, khẩn trương trên khắp các cánh đồng.
Một nguồn tin của Bộ Công Thương cho biết, bộ này đã trình lên Chính phủ đề án giá điện năm 2011, dự kiến áp dụng từ ngày 1.3. Tuy nhiên, giá bán điện cuối cùng được điều chỉnh theo mức nào sẽ thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Khoảng 19g30 ngày 14-2, tàu Hoa Sen đã nhổ neo rời vịnh Cam Ranh lên đường sang Trung Quốc. Tàu Hoa Sen được Công ty Lianyungang CK Ferry Co. Ltd - một liên doanh của Tập đoàn Heung-A (Hàn Quốc) và cảng Lianyungang (Trung Quốc) thuê với giá 16.500 USD/ngày.
Trong những năm qua, hệ thống giao thông đường bộ tuy đã được ưu tiên đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH. Ngày 1-12-2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1734/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020. Mục tiêu là xây dựng mạng đường bộ cao tốc quốc gia hoàn chỉnh, hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.